1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

CHẾ ĐỘ, QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

3162 Lao động

 CHẾ ĐỘ, QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
MỤC LỤC

1. Một số vấn đề lý luận

1.1. Khái niệm

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn lao động được định nghĩa là những tai nạn xảy ra trong quá trình làm việc, gắn liền với công việc mà NLĐ phải thực hiện; tai nạn đó có thể gây ra hậu quả khiến NLĐ không hoạt động bình thường được hoặc chết người.

 Bệnh nghề nghiệp cũng khá giống TNLĐ ở chỗ nó cũng có dấu hiệu nhận biết là gắn liền với quá trình làm việc của NLĐ. Môi trường lao động có thể có những yếu tố gây hại cho sức khỏe. Theo Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì Bệnh nghề nghiệp được định nghĩa như sau: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động”

Tin tức - Cổng kê khai bảo hiểm xã hội điện tử iBH

1.2. Phân loại quyền lợi của NLĐ

Có thể phân loại quyền lợi của NLĐ khi bị TNLĐ, BNN theo hai tiêu chí là chủ thể đảm bảo quyền lợi được thực hiện và theo tính chất của quyền lợi mà NLĐ được hưởng.

Khi phân loại theo tiêu chí chủ thể đảm bảo, nhận thấy có ba chủ thể trong mối quan hệ này đó là NLĐ, NSDLĐ, cơ quan BHXH. Trong đó NLĐ là người gánh chịu thiệt hại khi bị TNLĐ, BNN họ không thể tự mình đảm bảo quyền lợi cho mình được mà phải được đảm bảo bởi chủ thể liên quan khác. NSDLĐ là người giao việc và cung cấp môi trường lao động, tư liệu sản xuất cho NLĐ thực hiện công việc. NSDLĐ có trách nhiệm khi NLĐ bị TNLĐ, BNN như sau: Sơ cứu, trả đủ tiền lương cho NLĐ trong thời gian điều trị, trợ cấp bồi thường thiệt hại, … Cơ quan BHXH phụ trách quản lý và sử dụng Quỹ BHXH theo quy định pháp luật và TNLĐ, BNN là một phần của Quỹ BHXH.

Khi phân loại theo tính chất quyền lợi mà NLĐ được hưởng như: quyền lợi về tài chính hoặc quyền lợi về công việc.

Trách nhiệm của NSDLĐ khi NLĐ bị tai nạn lao động

2. Quy định pháp luật về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

2.1 Quyền lợi của NLĐ khi bị TNLĐ, BNN do NSDLĐ đảm bảo thực hiện

a. Được sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu.

Khoản 1 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của NSDLĐ: “1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;”

Khi xảy ra TNLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm thực hiện mọi biện pháp mang tính cấp bách, kịp thời như sơ cứu, cấp cứu giảm tổn thương cho NLĐvà giúp ích cho quá trình điều trị.

b. Được thanh toán chi phí y tế

Theo Khoản 2 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về nghĩa vụ thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị TNLĐ hoặc BNN của NSDLĐ như sau: Thanh toán chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

Tai nạn lao động: Chi tiết điều kiện và mức hưởng chế độ

c. Được trả tiền lương trong thời gian điều trị

Pháp luật quy định Khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về quyền lợi mà NLĐ được hưởng khi bị TNLĐ, BNN: “3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;” Nhằm giúp NLĐ cùng thân nhân của họ có thể vượt qua thời kỳ khó khăn trong thời gian điều trị.

d. Được bù đắp thiệt hại bằng vật chất với hình thức bồi thường hoặc tài trợ

Bồi thường

Đối tượng được bồi thường được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2015/BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp và chi phí y tế của NSDLĐ đối với NLĐ bị TNLĐ, BNN như sau: NLĐ bị TNLĐ làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết; NLĐ bị BNN theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa hoặc cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong trường hợp: Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu; Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).

Theo Khoản 4 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường cho NLĐ bị TNLĐ, BNN mà không hoàn toàn do lỗi của họ gây ra mới mức như sau: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;  Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 

Tiền lương được lấy làm căn cứ tính trợ cấp hoặc bồi thường TNLĐ, BNN là tiền lương theo HĐLĐ được tính bình quân 06 tháng liền kề trước khi TNLĐ, BNN. Việc bồi thường sẽ được thực hiện theo từng lần không cộng dồn.

Lợi nhuận là gì? Vai trò và cách để tăng lợi nhuận bền vững

Trợ cấp

Căn cứ theo khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 NSDLĐ phải trợ cấp một khoản tiền cho NLĐ bị TNLĐ dù do lỗi của chính họ gây ra. Số tiền trợ cấp bằng ít nhất 40% tiền bồi thường tương ứng. Việc trợ cấp sẽ được thực hiện theo từng lần và không cộng dồn.

NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ, BNN trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả giám định y khoa theo Khoản 7 Điều 1 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Thời gian thực hiện điều tra từ 04 đến 60 ngày, chưa kể thời gian có thể được gia hạn thêm 60 ngày nữa.

e. Được giới thiệu giám định y khoa

NSDLĐ có trách nhiệm giới thiệu NLĐ bị TNLĐ, BNN đi giám định y khoa xác định mức độ suy giảm lao động được quy định tại Khoản 6 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015. Bên cạnh đó NSDLĐ còn phải trả phí giám định trong những trường hợp suy giảm khả năng lao động dưới 5% theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

Chế độ bệnh nghề nghiệp: Điều kiện và mức hưởng

f. Được sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau điều trị

Khoản 8 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định NSDLĐ phải có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa cho NLĐ bị TNLĐ, BNN nếu họ quay trở lại làm việc sau điều trị, hổi phục sức khỏe.

Điều 12 Nghị định số 88/2020 NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc như sau: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho NLĐ trở lại làm việc sau khi điều trị, NLĐ có đủ các điều kiện như: suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên; được NSDLĐ sắp xếp công việc mới phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của NLĐ; tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị TNLĐ, BNN.

3.  Quyền lợi của NLĐ bị TNLĐ, BNN do Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN bảo đảm thực hiện theo chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN.

Căn cứ theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì NLĐ bị TNLĐ, BNN sẽ được hưởng một số quyền lợi từ Quỹ bảo hiểm như sau:

Trợ cấp một lần áp dụng khi NLĐ bị quy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần (theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015). Mức trợ cấp một lần được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH.

Trợ cấp hàng tháng áp dụng khi NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng (theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015). Mức trợ cấp hàng tháng được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 26/2017/TT_BLĐTBXH. Cả trợ cấp một lần và trợ cấp hàng tháng tính theo số năm và mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm, hai là trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động và mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

Trợ cấp phục vụ, hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ hành chính. Trong trường hợp NLĐ bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể sẽ được trợ cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

Thân nhân được trợ cấp một lần khi bị NLĐ chết do TNLĐ, BNN. Chế độ này áp dụng với thân nhân NLĐ bị TNLĐ, BNN trong cac trường hợp sau: NLĐ đang làm việc bị chết do TNLĐ, BNN; NLĐ bị chết trong thời gian điều trị lần đầu; NLĐ bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định suy giảm khả năng lao động. Thân nhân NLĐ sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tại tháng NLĐ bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo BHXH.

Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động cần biết

Được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị thương tật. Theo Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định: sau khi điều trị ổn định, trong thời hạn 30 ngày trở lại làm việc mà sức khở chưa hồi phục, NLĐ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày cho 01 lần bị TNLĐ, BNN với mức lương 30% lương cơ sở. Theo Điều 9 nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định, nếu NLĐ không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ này.

Hỗ trợ trong việc sắp xếp công việc, chuyển đổi nghề nghiệp khi quay trở lại làm việc. Sau khi điều trị ổn định trở lại, NLĐ sẽ được sắp xếp công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe. Được hỗ trợ chi phí đào tạo. Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định chặt chẽ về chế độ này.

Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN. Theo quy định tại Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015; Hàng năm quỹ bảo hiểm dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa rủi ro TNLĐ, BNN, bao gồm: Khám bệnh, chữa BNN, phục hồi chức năng lao động, điều tra các vụ TNLĐ, BNN theo yêu cầu của cơ quan BHXH, …

Thank for watch <3 

NTY


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc