1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Sở hữu trí tuệ

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

4304 Sở hữu trí tuệ

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
MỤC LỤC

Nhãn hiệu được xem là dấu hiệu để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ với nhau. Để bảo vệ tài sản trí tuệ này thì nhiều doanh nghiệp đã ý thức về việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngay từ khi còn là những ý tưởng sơ khai. Là một đơn vị năng động, Công ty Luật TNHH Youth & Partners thấu hiểu điều này và đã hỗ trợ cho nhiều công ty, nhãn hiệu tại các huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Sông Lô,... hay ở thành phố như Vĩnh Yên, Phúc Yên đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu riêng của mình. Trong bài viết này, Công ty Luật Y&P chúng tôi sẽ mang đến cho quý bạn đọc những thông tin chi tiết hơn, cụ thể hơn về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Khái niệm về nhãn hiệu

Cùng với sự phát triển của Khoa học – Kỹ thuật, công nghệ và thương mại, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng đa dạng hơn, ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của các chủ sở hữu. Trong đó “nhãn hiệu” là một trong những tài sản có giá trị và là vũ khí sắc bén trong cuộc cạnh tranh gay gắt của thị trường. Nên vấn đề “bảo hộ nhãn hiệu” luôn được các chủ sở hữu quan tâm hàng đầu.

Trên thực tế có nhiều cách để hiểu “nhãn hiệu” là gì? Có thể hiểu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hoặc thương mại, … cũng có thể được hiểu là bất kỳ dấu hiệu nà có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác, …

Tuy nhiên, có thể hiểu ngắn gọn “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Phân loại nhãn hiệu

Nhãn hiệu trên thực tế bao gồm nhiều loại khác nhau, dựa trên những đặc điểm tính chất riêng có thể phân biệt được, tại Việt Nam, nhãn hiệu được phân loại như sau:

Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ

Sự khác biệt rõ ràng nhất của hai loại nhãn hiệu này là nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu phân biệt được gắn liền lên sản phẩm là hàng hóa; còn nhãn hiệu là dịch vụ là những dấu hiệu phân biệt dành cho các sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên về cơ bản thì nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ có sự đồng nhất với nhau.

Nhãn hiệu tập thể

Được quy định tại Luật SHTT 2005: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”.

Điểm khác biệt đặc trưng so với nhãn hiệu thông thường, đó là nhãn hiệu tập thể chỉ được cấp cho các tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp và phải là tổ chức tập thể của tổ chức, ca nhân tiến hành sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam hiện nay, nhà nước bảo hộ rất nhiều đặc sản địa phương: Chè Tân Cương, Gốm Bát Tràng, …

Nhãn hiệu chứng nhận

Theo Luật SHTT 2005 “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho pháp tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa dịch vụ tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”.

Nhãn hiệu loại này đặc biệt ở chỗ, nó có tính chất chứng nhận cho các đặc tính của sản phẩm hàng hóa dịch vụ nên đối tượng được cấp nhãn hiệu này phải đáp ứng yêu cầu khắt khe hơn nhiều. Nhãn hiệu chứng nhận chỉ được cấp cho các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan mà không phảo người trực tiếp tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

Nhãn hiệu liên kết

Luật SHTT 2005 quy định về khái niệm nhãn hiệu liên kết như sau: “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu dùng cho cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan đến nhau”.

Như vậy, có thể hiểu nhãn hiệu liên kết không phải là một loại nhãn hiệu cụ thể mà chỉ là sự liên kết giữa các nhãn hiệu của cùng một chủ thể được dùng cho các loại sản phẩm, dịch vụ mà có sự tương tự hoặc liên quan đến nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng

Một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng nếu nhãn hiệu đó được biết đến rộng rãi và sự nổi tiếng chỉ được công nhận trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nhất định.

Các tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu có được coi là nhãn hiệu nổi tiếng hay không bao gồm: số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ man nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; …

Bảo hộ nhãn hiệu

Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu thực chất là bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, đó là việc nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật xác lập và duy trì quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu cũng như áp dụng các biện pháp, chế tài để ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ nhãn hiệu.

Để một nhãn hiệu được bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải bắt buộc thực hiện những thủ tục pháp lý về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

Pháp luật ở các nước khác nhau có những quy định khác nhau cũng có những quy định khác nhau khi xác định điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Pháp luật Việt Nam quy định những điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại Điều 72 Luật SHTT 2005:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Điều 73 Luật SHTT 2005 quy định về các dấu hiệu không được bảo hộ với nhanh nghĩa nhãn hiệu bao gồm:

“Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”

Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu

a. Nguyên tắc lãnh thổ

Nguyên tắc đặc trưng này nói đến phạm vi pháp lý của việc bảo hộ, cụ thể là: nhãn hiệu được bảo hộ ở quốc gia nào thì nó chỉ có hiệu lực ở quốc gia đó. Tuy nhiên, nguyên tắc lãnh thổ cũng có những trường hợp ngoại lệ, như nhãn hiệu đăng ký ở một quốc gia nhưng được bảo hộ ở nhóm quốc gia, ví dụ như liên minh các nước …

b. Nguyên tắc sử dụng đầu tiên

Trong trường hợp có hai hay nhiều đơn đăng ký cùng một nhãn hiệu hay xảy ra tranh chấp trong việc đăng ký một nhãn hiệu nào đó thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xét thời điểm sử dụng nhãn hiệu của các bên có liên quan. Nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp trong khi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu còn non trẻ.

c. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên

Chấp nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một nhãn hiệu dựa trên thời điểm nộp đơn hợp lệ. Trường hợp có tranh chấp bảo hộ nhãn hiệu thì người nộp đơn trước sẽ có quyền đăng ký nhãn hiệu đó, một số trường hợp ngoại lệ được hưởng quyền ưu tiên nôp đơn theo cam kết quốc tế về Sở hữu công nghiệp và Nhãn hiệu.

Trình tự thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Vĩnh Phúc

  • Tờ khai đơn đăng ký Nhãn hiệu (02 bản đánh máy, theo mẫu)
  • Mẫu Nhãn hiệu kèm theo (05 bản, giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai, trình bày rõ ràng, đúng màu sắc mô tả, kích thước trong ô 8cm x 8cm)
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí
  • Giấy ủy quyền (nếu có)

Cách thức nộp đơn

Nộp đơn trực tiếp, nộp đơn qua đường bưu điện, hoặc nộp đơn trực tuyến.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn)

Bước 3: Công bố đơn

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Đăng ký nhãn hiệu tại Phúc Yên

Tỉnh Vĩnh Phúc đang từng ngày vươn mình phát triển. Cùng với phát triển kinh tế, nhãn hiệu ngày càng mở rộng và nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu tăng cao. Công ty luật TNHH Youth & Partners (trụ sở chính tại số nhà 170 đường Nguyễn Văn Linh, P Liên Bảo, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) và các chi nhánh, văn phòng đại diện trên toàn quốc là địa chỉ uy tín, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu. Với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn xác lập quyền nhãn hiệu và bảo vệ quyền, khi liên hệ với Y&P lawfirm, quý khách hàng sẽ được tư vấn Tận Tâm – Tận Lực. Khách hàng chỉ cần cung cấp các thông tin:

- Thông tin chủ sở hữu

- 01 Mẫu nhãn hiệu

-  Sản phẩm dịch vụ đăng ký

Quý khách hàng ở Vĩnh Phúc hãy yên tâm để chúng tôi đại diện nộp đơn tại văn phòng Cục sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký nhãn hiệu tại Vĩnh Phúc sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện khi có Y&P lawfirm đồng hành cùng quý doanh nghiệp.

Phương thức liên hệ với Y&P

Khách hàng có thể nhanh chóng kết nối, tham vấn ý kiến của Luật sư tại Văn phòng Luật, sử dụng các dịch vụ pháp lý của chúng tôi qua phương thức tiện lợi nhất, tiết kiệm nhất để là kết nối với tổng đài luật sư tư vấn pháp luật miễn phí: 088 995 6888.

Ngoài ra, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức như:

  • Zalo: 088 995 6888
  • Facebook: Công ty Luật TNHH Youth & Partners
  • Website: https://vinhphuclawyers.vn/
  • Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn
  • Nhóm facebook: Cộng đồng Luật sư Vĩnh Phúc

Thời gian phục vụ tư vấn: Tổng đài của chúng tôi phục vụ tư vấn trên toàn quốc. Thời gian phục vụ từ 7h30 sáng đến 23h00 đêm và tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả thứ bảy và chủ nhật và các ngày nghỉ lễ.

Vì vậy, quý khách hàng tại bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam muốn nhận được ý kiến tư vấn của Luật sư vào bất cứ thời gian nào chỉ cần liên hệ những phương thức thuận tiện trên . Đội ngũ Luật sư – Chuyên viên – Chuyên gia của chúng tôi luôn túc trực tư vấn – giải đáp mọi thắc mắc từ phía các bạn!

DTTH


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc