1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Tranh tụng và đại diện ngoài tố tụng

Quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án và quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn, người yêu cầu tại Tam Dương, Bình Xuyên

3467 Tranh tụng và đại diện ngoài tố tụng

Quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án và quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn, người yêu cầu tại Tam Dương, Bình Xuyên
MỤC LỤC

Để xác định vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà cụ thể nào, đầu tiên, người ta phải xác định vụ việc đó có thuộc thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Toà án theo loại việc hay không, sau đó căn cứ vào luật thực định để xác định xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Toà án cấp nào và bước sau cùng là xác định trong số các Toà án cùng cấp đó thì Toà án lãnh thổ nào sẽ có thẩm quyền giải quyết. Nếu có nhiều Toà án có thẩm quyền xét xử trong cùng một vụ việc thì các đương sự có thể lựa chọn Toà án theo quy định của pháp luật. Giúp đương sự xác định một cách rõ ràng Tòa án mà họ có thể nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc ở Vĩnh Yên, Tam Dương, Bình Xuyên. Công ty Luật TNHH Youth & Partners đưa ra các Quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án và quyền lựa chọn Tòa án của nguyên đơn, người yêu cầu tại Tam Dương, Bình Xuyên,…

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Tố tụng dân sự 2015

2. Quy định pháp luật về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

          Khi có một tranh chấp phát sinh, một vụ việc cần yêu cầu giải quyết, trước tiên phải xác định được Tòa án nơi nào có thẩm quyền giải quyết. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình giải quyết vụ án, vụ việc tranh chấp; đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015; cụ thể như sau:

2.1. Đối với vụ án dân sự

          Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, … Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú… quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

- Đối với các tranh chấp có đối tượng là bất động sản được quy định tại điểm c khoản 1 điều 39: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Bất động sản là một loại tài sản không thể dịch chuyển được, và thông thường các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản đó sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính quyền địa phương nơi có bất động sản đó nắm giữ. Như vậy, chỉ Toà án nơi có bất động sản mới có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại chỗ tình trạng của bất động sản. Quy định này nhằm đảm bảo sự tham gia công bằng, chính xác của toà án vì Toà án.

- Đối với tranh chấp có đối tượng không phải bất động sản, thẩm quyền dân sự của tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

Thứ nhất, theo thỏa thuận của các đương sự.

Điểm b) khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:


Quy định này đã thể hiện sự linh hoạt, mềm dẻo của pháp luật trong việc đương sự có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự, không gò bó ở những quy định cứng nhắc, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các đương sự khi tham gia tố tụng

Thứ hai, theo nơi cư trú của bị đơn.

Điểm a) khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:


Theo đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ được xác định theo Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.

Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị buộc phải tham gia tố tụng, trong khi đó bị đơn chỉ là người được giả thiết hay suy đoán xâm phạm tới quyền lợi của nguyên đơn, cho nên họ cần được tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện quyền tự bảo vệ mình trước tòa án. Việc quy định Toà án có thẩm quyền là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức sẽ tạo điều kiện để bị đơn tham gia tố tụng, đảm bảo cho bị đơn là người bị động có thể di chuyển cũng như chuẩn bị tài liệu liên quan dễ dàng hơn. Ngoài ra, trong trường hợp bị đơn không hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án thì tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cũng là tòa án có khả năng và điều kiện tốt hơn cả trong việc xác minh tình tiết, sự kiện của vụ tranh chấp.

Thứ ba, theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

Đối với các vụ án dân sự, cũng có những trường hợp nguyên đơn được quyền lựa chọn.[1]

2. 2. Đối với việc dân sự

          Việc xác định thẩm quyền dân sự của tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

 “2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

y) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.”

- Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Theo nguyên tắc chung, Toà án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự là Toà án nơi người bị yêu cầu là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi người bị yêu cầu là cơ quan, tổ chức có trụ sở. Trong một số trường hợp đặc biệt tại các điểm đ, g, h, i, k, l, m, n, p, q, r, s, t, u, v, x khoản 2 Điều 39 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định những ngoại lệ về việc xác định thẩm quyền giải quyết việc dân sự của tòa án theo lãnh thổ. Ví dụ như: Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc; Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;….

- Thứ hai, theo lựa chọn của người yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.[2]

3. Quyền lựa chọn Toà án của nguyên đơn, người yêu cầu

          Do đặc trưng của các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, nên trong một số trường hợp, để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc yêu cầu, khởi kiện vụ việc dân sự ra Tòa án, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp.

3.1. Quyền lựa chọn của nguyên đơn

          Quyền lựa chọn của nguyên đơn được quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Có thể chia quyền lựa chọn của nguyên đơn thành 5 nhóm sau đây:

- Thứ nhất: nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết. Sở dĩ, pháp luật đặt ra vấn đề này bởi việc xác định nơi cư trú cụ thể của bị đơn trong nhiều trường hợp là rất khó khăn. Việc lựa chọn này đảm bảo quyền lợi cho nguyên đơn trong hoạt động khởi kiện. Mặt khác khi nguyên đơn có quyền yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình giải quyết về vấn đề cấp dưỡng đã đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người yêu cầu cấp dưỡng thực hiện quyền của mình trong những trường hợp như cách nhau về mặt địa lý, đáp ứng được nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự để thực hiện quyền tố tụng.

- Thứ hai: Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh có hoạt động phát sinh tranh chấp giải quyết. Việc đưa ra quyền lựa chọn của nguyên đơn trong trường hợp này nhằm rút ngắn thời gian giải quyết cũng như quá trình thu thập thông tin, tài liệu liên quan được dễ dàng thuận tiện cho Toà án và các bên tranh chấp, tạo điều kiện để vụ án được giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên.

- Thứ ba: Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết; Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. Quy định như vậy là để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu và để đảm bảo quyền lợi người khởi kiện để buộc người bị khởi kiện phải bồi hoàn một cách có hiệu quả những thiệt hại mà họ gây ra. Việc giải quyết các vụ án được nhanh chóng, đồng thời đảm bảo lợi ích trực tiếp cho các bên tham gia.

- Thứ tư: Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết; Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết. Quy định như vậy vì quan hệ lao động là quan hệ không bình đẳng, người lao động luôn là bên yếu thế so với người sử dụng lao động. Pháp luật ghi nhận quyền này cho nguyên đơn một cách gián tiếp đã quy định có lợi cho bên yếu thế hơn trong quan hệ lao động nhằm bảo vệ lợi ích cho họ trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

- Thứ năm: nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết; nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. Đểm chung của quy định này là đối tượng liên quan nhiều, việc xác định nơi nào có thẩm quyền, vấn đề không biết rõ đối tượng tại khu vực nào, ở đâu thì luật quy định quyền này giúp cho nguyên đơn thuận lợi trong quá trình khởi kiện, góp phần đảm bảo quyền khởi kiện của nguyên đơn.

3.2. Quyền lựa chọn của người yêu cầu.

          Quyền lựa chọn của người yêu cầu được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể bao gồm:

- Một là, những yêu cầu liên quan đến việc tuyên bố một người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; tuyên bố một người mất tích, yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu; yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án; yêu cầu công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam, yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự;… thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc hoặc có trụ sở giải quyết. Quy định này góp phần tạo điều kiện cho việc dân sự được giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự.

- Hai là, đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết.

- Ba là, đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Toà án nơi người con cư trú giải quyết. Việc hạn chế sẽ được thực hiện hiệu quả hơn, vì cơ quan địa phương nơi người con sẽ giám sát được đầy đủ nhất việc thực hiện quyết định của bản án của Toà án.

 LHY


[1]: Xem thêm tại mục II.2.1

[2] : Xem thêm tại mục II.2.2




HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc