1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Hôn nhân và gia đình

THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI TẠI VĨNH PHÚC

6138 Hôn nhân và gia đình

THỦ TỤC NHẬN NUÔI CON NUÔI TẠI VĨNH PHÚC
MỤC LỤC

Với những lý do, hoàn cảnh và mục đích khác nhau việc nhận nuôi con nuôi diễn ra ngày một phổ biến. Sau đây Công ty Luật Youth & Partners xin được chia sẻ với bạn đọc những quy định của pháp luật xoay quanh thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước hiện nay.

1. Điều kiện nhận nuôi con nuôi

- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

Căn cứ Điều 14, Luật nuôi con nuôi năm 2010 và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi quy định về điều kiện của người nhận nuôi con nuôi như sau:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

+ Có tư cách đạo đức tốt.

- Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

Theo quy định tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì người được nhận làm con nuôi bao gồm:

+ Trẻ em dưới 16 tuổi;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Bên cạnh đó nhà nước cũng quy định một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

2. Cơ quan thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi

Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi, cơ quan thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi  trong nước được quy định cụ thể:

- Khi nhận nuôi trong nước: Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;

3. Thủ tục nhận nuôi con nuôi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ

Chuẩn bị hồ sơ:

- Với người nhận con nuôi, khi thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 01 bộ gồm các giấy tờ:

Đơn xin nhận con nuôi;

+ Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao);

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

- Giấy tờ của người được nhận nuôi

+ Giấy khai sinh;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

+ Các giấy tờ khác (nếu có): Trẻ bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ nhưng không được…

Bước 2: UBND cấp xã cử công chức tư pháp - hộ tịch phối hợp với Công an xã tiến hành kiểm tra và xác minh.

- Nếu các bên đáp ứng đủ điều kiện thì công chức tư pháp- Hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi.

Bước 3: Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi và cấp cho người nhận nuôi con nuôi một bản chính.

4. Thời gian giải quyết nhận con nuôi

Điều 22 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 20 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Lệ phí đăng ký nhận nuôi con nuôi

Theo Nghị định 114/2016/NĐ-CP, mức lệ phí khi đăng ký nhận con nuôi trong nước là 400.000 đồng.


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc