Tại Vĩnh Phúc, việc thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai diễn ra chậm, sai quy định về thời gian làm việc, thời hạn trả kết quả là một tình trạng đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương. Đặc biệt phải kể đến là các huyện như Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Yên, Yên Lạc. Việc chậm chễ có thể do nhiều nguyên nhân từ các phía khác nhau. Và trong những rắc rối liên quan đến thủ tục đất đai, việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ) bị cơ quan quản lý cấp chậm hoặc “làm khó” là vấn đề khiến nhiều người bức xúc nhất. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Vậy nếu chẳng may rơi vào tình huống như vậy bạn nên làm gì để đòi lại quyền lợi cho mình? Hãy cùng Công ty Luật Youth & Partners tìm lời giải đáp cho tình huống trên nhé!
1. Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) là bao lâu?
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất được quy định như sau:
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp sổ đỏ: Không quá 30 ngày.
- Đăng ký, cấp Sổ đỏ cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng: Không quá 15 ngày.
- Đăng ký, cấp Sổ đỏ khi thay đổi tài sản gắn liền với đất: Không quá 15 ngày.
- Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng: Không quá 7 ngày.
- Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ: Không quá 50 ngày.
Lưu ý:
- Khoảng thời gian trên được tính bắt đầu từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, không kể ngày nghỉ, ngày lễ. Không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, cũng như thời gian xem xét xử lý trong trường hợp đất thuộc diện vi phạm pháp luật, cần thời gian trưng cầu kết quả giám định.
- Trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, nếu hồ sơ có vướng mắc chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn người dân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ cho đạt yêu cầu.
- Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục trên tăng thêm 10 ngày.
Như vậy, pháp luật đã quy định về thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất cụ thể cho từng trường hợp. Nên việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chậm, làm sai quy định của về thời hạn mà pháp luật đã đề ra đều phải chịu trách nhiệm trước những sai phạm ấy.
2. Khi bị chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân cần làm gì?
Cụ thể khi nhận thấy mình bị chậm cấp giấy chứng quyền sử dụng đất dù đã đáp ứng mọi điều kiện về hồ sơ và giấy tờ thì có quyền tiến hành khiếu nại hoặc khởi kiện.
a. Khiếu nại
Có thể khiếu lại theo 2 hình thức sau:
- Khiếu nại bằng đơn
Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 thì người khiếu nại phải chuẩn bị đơn khiếu nại.
Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Gửi đến người đứng đầu cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
- Khiếu nại trực tiếp
Người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như khiếu nại bằng đơn.
b. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân (nếu có căn cứ)
Với hộ gia đình, cá nhân: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thì khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có Văn phòng đăng ký đất đai (Theo Điều 31 Luật Tố tụng Hành chính 2015).