1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Đất đai

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT HAI RANH GIỚI LIỀN KỀ TẠI VĨNH PHÚC CẦN THỦ TỤC GÌ?

2447 Đất đai

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT HAI RANH GIỚI LIỀN KỀ TẠI VĨNH PHÚC CẦN THỦ TỤC GÌ?
MỤC LỤC

Ở Việt Nam, đất đai là một loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Việc sử dụng đất là vấn đề thường hay phát sinh tranh chấp trên thực tế. Trong số các tranh chấp về đất đai thì tranh chấp đất đai liên quan đến hai ranh giới liền kề là một trong những loại tranh chấp ngày càng phổ biến hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 
Công ty Luật TNHH Youth & Partners nhận được rất nhiều yêu cầu của khách hàng tại các huyện như: Tam Dương, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Tam Đảo, TP. Vĩnh Yên,… về việc giải quyết tranh chấp đất hai ranh giới liền kề.
Nếu bạn cũng đang có băn khoăn hay gặp những vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai cũng như bất kỳ vấn đề pháp lý nào, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau:
1/ Gọi điện thoại cho Công ty Luật TNHH Youth & Partners qua số điện thoại: 𝟬𝟴𝟴 𝟵𝟵𝟱 𝟲𝟴𝟴𝟴
2/ Nhắn tin facebook qua facebook của Công ty Luật TNHH Youth & Partners tại fanpage: Công ty Luật TNHH Youth & Partners
3/ Gửi email cho Công ty Luật TNHH Youth & Partners qua email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn
4/ Trực tiếp đến trụ sở chính của Công ty Luật TNHH Youth & Partners tại địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

1.   Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các bất động sản?

Ranh giới giữa các bất động sản được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 175 Bộ Luật dân sự 2015, bên cạnh việc được xác định bằng thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ranh giới giữa các bất động sản còn được xác định thông qua tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không xảy ra tranh chấp gì. 

       Theo đó, cách xác định ranh giới thửa đất cũng được quy định tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:

Thứ nhất, trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.

Thứ hai, ranh, giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.

Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.

Như vậy, mọi chủ thể sở hữu các thửa đất liền kề phải thực hiện nghĩa vụ tôn trong ranh giới, duy trì ranh giới chung, không được lấn, chiếm thay đổi các mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Đồng thời, ranh giới giữa các thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới, các chủ sử dụng đất có thể tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành hòa giải.

2.   Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Điều 202 và Điều 203 như sau:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải tại cơ sở.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban cấp huyện.

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp đương sự nộp đơn khởi kiện.

3.   Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp?

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp được hướng dẫn tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP theo các bước như sau:

Bước một, các bên có thể tự hòa giải tranh chấp đất đai thông qua tự THỎA THUẬN, bàn bạc trên tinh thần tự nguyện, tôn trọng lợi ích của nhau. Nếu không hòa giải được thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp xã yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Sau khi nhận được đơn, Ủy ban cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập các tài liệu có liên quan. Sau đó phải thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp và tiến hành tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên và thành viên Hội đồng hòa giải. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Nếu một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

Bước hai, nếu tranh chấp đã được hòa giải nhưng không thành thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban cấp huyện và cấp tỉnh để được giải quyết.

Sau đó, Chủ tịch Ủy ban cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan này có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn luật đất đai giải quyết tranh chấp (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban ủy ban cùng cấp.

Bước ba, trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh nếu Chủ tịch ủy ban cấp huyện giải quyết, hoặc Bộ trưởng Bộ TN&MT nếu Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh giải quyết.

Bước bốn, trong quá trình giải quyết tranh chấp ngay từ bước thứ hai, đương sự vẫn có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết theo quy định.

Có thể thấy, tranh chấp đất đai về ranh giới liền kề là một dạng tranh chấp diễn ra rất phổ biến trong đời sống xã hội. Để đạt được kết quả mong muốn nhất định cũng như tránh được các rủi do không đáng có thì đầu tiên, pháp luật luôn khuyến khích các bên thực hiện việc tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở trước, sau đó nếu không có đạt được kết quả như mong muốn thì mới tiến hành thủ tục hòa giải theo quy định của luật. Cuối cùng, nếu hòa giải không thành các bên mới khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.

Ngoài việc giải quyết tất cả các tranh chấp đất đai tại Vĩnh Phúc và các tỉnh thành trên cả nước, công ty Luật TNHH Youth & Partners còn hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục về nhà đất tại Vĩnh Phúc như: sang tên, chuyển mục đích, cấp đổi, cấp lại sổ, tách thửa,…

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho việc: “Giải quyết tranh chấp đất hai ranh giới liền kề cần thủ tục gì?” của đội ngũ Công ty Luật TNHH Youth & Partners cập nhật, cảm ơn quý khách hàng quan tâm, theo dõi.

ĐNH

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc