1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Đất đai

Giải quyết Tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất

1988 Đất đai

Giải quyết Tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất
MỤC LỤC

Thừa kế, tài sản thừa kế và các tranh chấp liên quan luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả. Đặc biệt là khi tài sản thừa kế lại là quyền sử dụng đất. Do đất đai hiện nay là tài sản rất có giá trị nên các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất đang là sự việc diễn ra ngày một đa dạng, các vụ kiện về thừa kế đều liên quan đến tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất. Vậy khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ phải giải quyết như thế nào. Đây là vấn đề mà được mọi người rất quan tâm. Để hiểu rõ hơn thì mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Y&P chúng tôi.

1. Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất 

Theo quy định Luật đất đai 2013 thì trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, về các vấn đề đất đai, các bên tranh chấp bắt buộc phải thực hiện hòa giải tại cấp xã nơi có đất.Trường hợp các bên hòa giải không thành thì các bên có tranh chấp đất đai thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

  • a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
  • b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

  • a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;”

Như vậy đối với tranh chấp thừa kế đất đai mà có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sở hữu thì chỉ được khởi kiện ra Tòa, còn nếu không có giấy tờ chứng minh đất đai thì có thể chọn hòa giải ở ủy ban hoặc khởi kiện ra Tòa.


2. Các dạng chia di sản thừa kế đất đai khi tranh chấp xảy ra tại Vĩnh Phúc

Chia thừa kế đất đai theo di chúc:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thừa kế theo di chúc là thừa kế theo ý nguyện của người để lại di sản, tuy nhiên vẫn có người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như quy định tại điều Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 (vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, con trên 18 tuổi mất khả năng lao động).

-  Cách thức phân chia thừa kế theo di chúc:

Các đồng thừa kế cần tiến hành theo các bước sau:

  • Công bố di chúc.
  • Họp mặt các đồng thừa kế thỏa thuận về chia di sản, xác định các nghĩa vụ tài sản cần trả,lập biên bản bằng văn bản.
  • Công chứng và niêm yết công khai Thỏa thuận phân chia di sản/Văn bản khai nhận di sản.

Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc

“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”

-  Chia thừa kế đất đai theo pháp luật:

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Cách thức phân chia thừa kế theo pháp luật

  • Họp mặt các đồng thừa kế thỏa thuận về chia di sản, xác định các nghĩa vụ tài sản cần trả,lập biên bản bằng văn bản
  • Công chứng và niêm yết công khai Thỏa thuận phân chia di sản/Văn bản khai nhận di sản”

Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

“1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”

3. Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai thừa kế tại Vĩnh Phúc

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định người khởi kiện cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:

Đơn khởi kiện theo mẫu.

Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân.

Tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện và các giấy tờ liên quan đến vụ án như: Giấy chứng tử của người để lại di sản, bản kê khai các di sản, di chúc (nếu có), giấy tờ về nhà đất, giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản với người thừa kế,…”

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai. Đây là tòa án nơi có địa chỉ mảnh đất tranh chấp.

* Hình thức nộp đơn

Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau:

- Nộp trực tiếp tại Tòa.

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).

- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

* Thời gian thụ lý

Thời gian thụ lý là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận Đơn khởi kiện, thời gian chuẩn bị xét xử là 4-6 tháng kể từ ngày thụ lý.

  • Trường hợp “có” yếu tố nước ngoài thì Tòa án Tỉnh, Thành phố thuộc Trung ương có thẩm quyền.
  • Trường hợp “không” có yếu tố nước ngoài thì Tòa án Quận, Huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (điểm c khoản 1 Điều 39 Luật tố tụng dân sự 2015).

Bước 3: Tòa án sẽ mời các bên hòa giải trong quá trình chuẩn bị xét xử.

Bước 4: Tòa sẽ mở phiên xử khi trường hợp hòa giải không thành.

4. Công ty Luật TNHH Youth & Partners, địa chỉ uy tín giải quyết Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế đất đai tại Vĩnh Phúc

Với đội ngũ luật sư giỏi, uy tín, dày dặn kinh nghiệm và đã từng giải quyết rất nhiều tranh chấp liên quan đến đất đai nói chung cũng như tranh chấp đất đai là quyền thừa kế tại Vĩnh Phúc nói riêng, Công ty Luật TNHH Youth & Partners chúng tôi luôn là địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng với phương châm mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ chất lượng, nhanh chóng, chính xác và trọn vẹn.

 ĐNH


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc