1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Đất đai

NHỮNG HỢP ĐỒNG BẤT ĐỘNG SẢN CẦN CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC

3286 Đất đai

NHỮNG HỢP ĐỒNG BẤT ĐỘNG SẢN CẦN CÔNG CHỨNG VÀ CHỨNG THỰC
MỤC LỤC
🔰Trong xã hội hiện nay, việc trao đổi mua bán bất động sản rất quen thuộc và việc trao đổi được thực hiện bởi các HỢP ĐỒNG BẤT ĐỘNG SẢN. Để đảm bảo việc các bên tuân thủ theo hợp đồng và các điều khoản phải tuân thủ theo quy định pháp luật thì các bên thường công chứng các hợp đồng giao dịch bất động sản. Việc công chứng hợp đồng trong các giao dịch sẽ giúp các bên phòng tránh các rủi ro cũng như đảm bảo các mặt về quyền và lợi ích. Ngoài ra giao dịch bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện thì sẽ bị vô hiệu trừ trường hợp luật định. Vậy những hợp đồng nào bắt buộc phải công chứng? Bài viết sẽ giúp các quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1️⃣ Tặng cho bất động sản:
👉Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
👉 Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản
Căn cứ: Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015
2️⃣ Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực. (Theo Điều 122 Luật Nhà ở 2014)
3️⃣ Hợp đồng thế chấp nhà ở bắt buộc phải công chứng do tiềm ẩn nhiều rủi ro và tranh chấp của loại giao dịch này. (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)
4️⃣Hợp đồng đổi nhà ở là giao dịch về chuyển quyền sở hữu để được Nhà nước công nhận và sang tên sở hữu nên cần thiết có sự xác minh, kiểm soát về tính pháp lý nên bắt buộc phải công chứng. (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)
5️⃣ Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở thương mại trừ trường hợp góp vốn bằng nhà ở bởi một bên là tổ chức. (Theo khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014)
6️⃣ Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại
Căn cứ: Khoản 1 Điều 122 Luật nhà ở 2014
CHÚ Ý: Các nội dung từ 1 đến 6 sẽ loại Trừ trường hợp mua bán mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư
7️⃣ Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Theo khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm c khoản 3 Điều 167 luật đất đai 2013)
8️⃣Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
9️⃣ Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
🔟 Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
1️⃣1️⃣ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
👉Trừ trường hợp: Một bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên là tổ chức kinh doanh bất động sản.
👉Căn cứ: Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013.
👉CHÚ Ý: Các nội dung từ 8 đến 11 sẽ loại trừ các trường hợp Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên; (Theo điểm a khoản 3 Điều 167 luật đất đai 2013)

HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc