1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Đất đai

Quy định về việc sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất tại Vĩnh Phúc

3513 Đất đai

Quy định về việc sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất tại Vĩnh Phúc
MỤC LỤC

1.  Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên thực tế người dân gọi là sổ đỏ là xác định theo màu sắc của giấy chứng nhận, pháp luật về Đất đai không có quy định gì về “Sổ đỏ”.

Trong từng giai đoạn thì Việt Nam chỉ quy định về các loại văn bản sau:


Tuy nhiên, đến ngày 19 tháng 10 năm 2009 thì Chính phủ đã ban hành ra Nghị định 88/2009/NĐ-CP, theo đó Giấy chứng nhận mới được áp dụng chung trong phạm vi cả nước với tên gọi thống nhất là Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khán gắn liền với đất.
Và hiện nay
Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn khác cũng sử dụng tên gọi thống nhất này, cụ thể tại Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 có quy định:

Như vậy có thể thấy sổ đỏ chỉ là từ ngữ thông dụng thường ngày của người dân dùng để gọi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2. Sổ đỏ đứng tên người đã mất có sang tên được không?

- Trường hợp người mất có để lại di chúc và di chúc đó là hợp pháp thì người thừa kế được ghi nhận trong di chúc có quyền thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất dưới hình thức nhận thừa kế theo di chúc.
Nếu có nhiều đồng thừa kế được ghi nhận trong di chúc thì phải xin đầy đủ chữ ký xác nhận của họ đồng ý chuyển nhượng hoặc ủy quyền cho một người đứng ra làm thủ tục chuyển nhượng mảnh đất.
– Trường hợp người mất không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì khi đó phần di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật theo
điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
Đối với thừa kế quyền sử dụng đất ngoài việc tuân thủ điều kiện về thừa kế, hàng thừa kế theo quy định chung của Bộ luật Dân sự thì cần tuân thủ quy định về điều kiện, trình tự thủ tục theo từng loại đất theo quy định Luật Đất Đai 2013.
Về điều kiện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định tại Điều 186 Luật Đất đai năm 2013. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đáp ứng điều kiện thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cụ thể Luật Đất Đai 2013 quy định tại:Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam


Trường hợp nếu không thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:
” Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính”.

3. Hồ sơ, thủ tục sang tên sổ đỏ khi người đứng tên đã mất

Muốn sang tên sổ đỏ từ người đứng tên đã mất; thì đầu tiên cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Các bước để khai nhận di sản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Các giấy tờ bao gồm:
•Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản
•Giấy chứng tử của cha mẹ là chủ của di sản thừa kế
•CMND, hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục
•Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của người thừa kế với người đã chết
•Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy tờ xác nhận, chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục
•Di chúc nếu trường hợp người mất để lại di chúc
Bước 2: Lập và niêm yết thông báo thừa kế
Theo quy định khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người khai nhận di sản đến Văn phòng công chứng mang theo các giấy tờ để thực hiện các thủ tục. Tại đây, Công chứng viên sẽ tiến hành thủ tục niêm yết công khai tại UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của cha mẹ để lại di sản theo quy định tại
khoản 3 Điều 58 Luật công chứng.
Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết theo
Việc niêm yết này là để đảm bảo không có ai tranh chấp đối với tài sản được khai nhận thừa kế này.
Bước 3: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
Đủ 15 ngày niêm yết, nếu không có ai thắc mắc; hay tranh chấp gì thì người thừa kế sẽ đến UBND phường, xã; để lấy Thông báo thừa kế đã đóng dấu xác nhận của UBND. Sau đó, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành lập văn bản khai nhận di sản thừa kế đối mảnh đất người đã khuất để lại
Sau đó, chúng ta sẽ đến văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện để đăng ký biến động cập nhận sang tên qua cho người nhận thừa kế.
Trên đây là tư vấn của luật sư Công ty Luật TNHH Youth & Partners đối với vấn đề “Sổ đỏ đứng tên người đã mất có thể sang tên được không”. Hy vọng đã giúp ích được cho quý vị và các bạn trong việc giải quyết vấn đề trên.

BĐM




HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc