Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 biến động phực tạp, ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế, nhưng việc đăng ký xác lập quyền với Nhãn hiệu vẫn được thúc đẩy rất tốt. Theo Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ do Cục sở hữu trí tuệ công bố, số đơn đăng ký nhãn hiệu tăng dần qua các năm. Năm 2020, tổng số đơn đăng ký nhãn hiệu là 55579 đơn (trong đó số đơn Việt Nam: 472923; số đơn Nước Ngoài nộp vào Việt Nam: 8286). Bạn quan tâm đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào, hãy để Công ty Luật Youth & Partners giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này nhé!
1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là một đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, nằm trong các quyền sở hữu trí tuệ. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Trước hết, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được bằng mắt. Y&P lawfirm nhận được rất nhiều câu hỏi tư vấn rằng muốn bảo hộ ý tưởng, tuy nhiên nếu chỉ là ý tưởng thì chưa đủ, ý tưởng cần được thể hiện bằng cách ghi, viết, thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ba chiều.
Các loại nhãn hiệu cơ bản: Nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng.
Thứ hai, nhãn hiệu phải gắn với hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Việc phân loại nhóm hàng hóa dịch vụ căn cứ theo Bảng phân loại quốc tế hàng hóa/ dịch vụ Nice (Ni xơ), bao gồm 45 nhóm từ ngành sản suất đến dịch vụ.
Ví dụ:
Nhãn hiệu “Gạo ST25” phân loại Sản phẩm gạo thuộc Nhóm 30, Dịch vụ xuất nhập khẩu gạo thuộc Nhóm 35.
Nhãn hiệu “adidas, hình” phân loại Sản phẩm Quần áo, giày dép thuộc Nhóm 25.
Như vậy, tên gọi, logo, biểu tượng công ty có tính phân biệt, hoàn toàn có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được xác lập tại Cục sở hữu trí tuệ với 1 trụ sở chính và 2 văn phòng đại diện.
- Trụ sở chính Cục Sở hữu trí tuệ (386 Nguyễn Trãi, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, thành phố Hà Nội).
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh (Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1, thành phố Hồ Chí Minh).
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng (Tầng 3, số 135 Minh Mạng, P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Vĩnh Phúc như thế nào?
a. Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông thường, người nộp đơn cần chuẩn bị thành phần hồ sơ như sau:
- Tờ khai đơn đăng ký Nhãn hiệu (02 bản đánh máy, theo mẫu)
- Mẫu Nhãn hiệu kèm theo (05 bản, giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai, trình bày rõ ràng, đúng màu sắc mô tả, kích thước trong ô 8cm x 8cm)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
- Giấy ủy quyền (nếu có)
b. Cách thức nộp đơn
Nộp đơn trực tiếp, nộp đơn qua đường bưu điện, hoặc nộp đơn trực tuyến.
c. Thời gian
Theo quy định luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu là 12 tháng, theo các mốc: Thẩm định hình thức (01 tháng), Công bố đơn (02 tháng), Thẩm định nội dung đơn (09 tháng).
Tuy nhiên, thực tế sẽ kéo dài ở việc Thẩm định nội dung đơn nên việc đăng ký bảo hộ sẽ từ 24-28 tháng đến khi có Văn bằng bảo hộ.
d. Chi phí (Phí, lệ phí nhà nước)
Phí, lệ phí nhà nước sẽ căn cứ vào số lượng nhãn hiệu, số lượng phân nhóm và số sản phẩm đăng ký.
Một nhãn hiệu thông thường, đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm (06 sản phẩm) tổng phí, lệ phí nhà nước quy định là 1,000,000 VNĐ.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 đang tác động đến nền kinh tế, để hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nộp đơn, tổng phí, lệ phí nhà nước quy định là 925,000 VNĐ.
e. Thời hạn, phạm vi bảo hộ
Thời hạn: Mười năm kể từ ngày nộp đơn
Phạm vi: Toàn quốc (Việt Nam)
f. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
Để việc đăng ký thành công, tránh việc chờ đợi hơn 2 năm mà kết quả nhãn hiệu không được bảo hộ, người nộp đơn phải để ý đến điều kiện “tính phân biệt” nhãn hiệu. Quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu rất rộng. Về cơ bản cần chú ý các yếu tố kết hợp (bao gồm chữ viết, hoặc hình ảnh, hoặc cả chữ viết và hình ảnh) tạo thành tổng thể dễ nhận biệt, dễ ghi nhớ, và xét trong cùng sản phẩm/ dịch vụ (ngành nghề đăng ký).
Ví dụ: Cùng trong lĩnh vực điện thoại (Nhóm 09), IPHONE và SAMSUNG là 2 nhãn hiệu phân biệt.
Thấu hiểu tâm lý của khách hàng, để việc đăng ký nhãn hiệu thành công, tối ưu chi phí và thời gian, để khách hàng không phải mất thời gian tìm hiểu thủ tục và nộp đơn, Y&P lawfirm cung cấp dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu với tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn phân nhóm, tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi nộp đơn để đảm bảo tối đa quyền lợi của quý khách. Quý khách hãy yên tâm để chúng tôi đại diện nộp đơn tại văn phòng Cục sở hữu trí tuệ.