1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Sở hữu trí tuệ

THẾ NÀO LÀ XÂM PHẠM NHÃN HIỆU

169 Sở hữu trí tuệ

THẾ NÀO LÀ XÂM PHẠM NHÃN HIỆU
MỤC LỤC

Việc bảo hộ nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, không ít trường hợp nhãn hiệu bị xâm phạm, dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực cho chủ sở hữu cũng như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Vậy xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì và những hành vi nào được coi là xâm phạm? Hãy cùng Y&P Lawfirm tìm hiểu qua bài viết sau đây

1. Nhãn hiệu là gì

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ định nghĩa về nhãn hiệu như sau: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Theo đó, Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được như thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Ví dụ:

Nhãn hiệu “Honda” cho xe máy, ô tô

Nhãn hiệu “Omo” cho bột giặt

Nhãn hiệu “Samsung” cho điện thoại,…

Tuy nhiên, nhãn hiệu không đương nhiên được bảo hộ mà chủ sở hữu phải thực hiện đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

2. Thế nào là xâm phạm nhãn hiệu

Căn cứ khoản 1 Điều 129 Luật SHTT quy định những hành vi xâm phạm nhãn hiệu như sau:

Ø    Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Trường hợp này, bên xâm phạm sử dụng nhãn hiệu giống “y hệt” với đã được bảo hộ của bên khác cho cùng sản phẩm.

Ø    Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

Trường hợp này, bên xâm phạm sử dụng nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được bảo họ cho cùng sản phẩm hoặc sản phẩm liên quan khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, lầm tưởng rằng các sản phẩm, dịch vụ đều là của chung một đơn vị/tổ chức cung cấp.

Đây là hai trường hợp phổ biến nhất trong các hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Những bên vi phạm sẽ sử dụng tên nhãn hiệu, thiết kế logo nhãn hiệu trùng hoặc có nhiều nét tương đồng “na ná” với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho cùng sản phẩm, dịch vụ. Việc vi phạm này khiến người tiêu dùng nhầm lẫn hàng hóa của bên có nhãn hiệu đã đăng ký với bên vi phạm.

Ø   Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

Ø   Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng

3. Hậu quả của hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể gây ra những thiệt hại lớn cho chủ sở hữu nhãn hiệu, bao gồm:

-        Mất uy tín và danh tiếng: Nhãn hiệu bị sao chép hoặc giả mạo có thể khiến người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng, từ đó làm giảm uy tín và lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ thật sự của doanh nghiệp.

-        Thiệt hại kinh tế: Xâm phạm nhãn hiệu có thể dẫn đến giảm doanh thu do thị phần bị chiếm đoạt, đồng thời tăng chi phí để xử lý các vụ tranh chấp pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.

4. Giải pháp tránh bị xâm phạm nhãn hiệu

Để bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm, chủ sở hữu cần thực hiện một số biện pháp như:

-        Đăng ký nhãn hiệu: Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để được bảo hộ quyền lợi hợp pháp đối với nhãn hiệu.

-        Theo dõi và giám sát việc sử dụng nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu cần giám sát thị trường để phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm và có biện pháp ngăn chặn phù hợp.

-        Sử dụng các biện pháp pháp lý: Khi phát hiện hành vi xâm phạm, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể nộp đơn khiếu nại, yêu cầu xử lý vi phạm tại các cơ quan chức năng hoặc tiến hành các vụ kiện dân sự để đòi bồi thường thiệt hại.

5. Công ty đăng ký nhãn hiệu uy tín

Công ty Luật TNHH Youth and Partners tự hào là đơn vị đăng ký nhãn hiệu uy tín với nhiều năm kinh nghiệm và nhân sự chuyên môn cao làm việc thực tế với Cục Sở hữu trí tuệ.

Khi làm việc với chúng tôi, Quý Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin và các vấn đề các còn lại như hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Vĩnh Phúc, giấy tờ, tài liệu khác sẽ do chúng tôi soạn thảo và chuẩn bị để Quý khách hàng ký kết.

Chúng tôi cam kết tư vấn và hỗ trợ toàn diện cho việc đăng ký nhãn hiệu và các vấn đề pháp lý liên quan của Quý Khách hàng.

-       Công ty Luật TNHH Youth and Partners

-       Địa chỉ: số 170 Nguyễn Văn Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

-       Số điện thoai: 088 995 6888

-       Website: www.vinhphuclawyers.vn

 #ĐTL


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc