Thị trường bất động sản tại Vĩnh Phúc diễn ra ngày một sôi nổi, đặc biệt trên địa bàn các huyện như Tam Dương, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, TP. Vĩnh Yên, Phúc Yên,…Vì vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tất yếu. Việc người mua và người bán nắm rõ quy trình mua bán và chuyển nhượng sẽ giúp quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi hơn. Thông qua bài viết này Công ty Luật TNHH Youth & Partners sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc những kiến thức pháp lý về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Quy định tại điều 188 luật Đất đai 2013 như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp.
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
2. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Thủ tục khi chuyển nhượng gồm 03 bước chính như sau: Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng; khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ; nộp hồ sơ đăng ký biến động, cụ thể:
Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng tại Vĩnh Phúc
* Các giấy tờ cần chuẩn bị
Căn cứ theo Điều 40 và Điều 41 Luật Công chứng 2014 thì các bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Bên bán
|
Bên mua
|
- Giấy chứng nhận (Sổ đỏ).
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu (của cả vợ và chồng).
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đăng ký kết hôn).
- Hợp đồng ủy quyền(nếu bán thay người khác).
|
- Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân.
|
- Phiếu yêu cầu công chứng thường do bên mua điền theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Các bên có thể soạn trước hợp đồng.
|
* Công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính và nộp hồ sơ sang tên tại Vĩnh Phúc
Khoản tiền
phải nộp
|
Người khai, nộp khi chuyển nhượng
|
Thời hạn kê khai
|
Thuế thu nhập cá nhân
|
Người bán
|
- Nếu hợp đồng không thỏa thuận người mua nộp thay người bán thì chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lựcphải nộp hồ sơ khai thuế.
- Nếu hợp đồng có thỏa thuận nộp thay thì hạn nộp hồ sơ khai thuế cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (thời điểm nộp hồ sơ sang tên).
|
Lệ phí trước bạ
|
Người mua
|
- Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí cùng với thời điểm thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất (thời điểm nộp hồ sơ sang tên).
|
Phí thẩm định hồ sơ
|
Người mua
|
|
Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên
* Nộp hồ sơ
- Thành phần hồ sơ:
Trường hợp chuyển nhượng mà các bên có thỏa thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán thì nộp hồ sơ khai thuế, lệ phí cùng với hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.
- Hợp đồng chuyển nhượng.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu số 03/BĐS-TNCN.
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có).
- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ theo Mẫu số 01.
- Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có).
- Nơi nộp hồ sơ:
- Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất hoặc bộ phận một cửa liên thông.
- Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND cấp xã nơi có đất (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.
* Tiếp nhận, giải quyết
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
- Sau khi nhận được thông báo nộp tiền (thuế, lệ phí) thì nộp theo thông báo.
- Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Sổ địa chính và ghi xác nhận vào Giấy chứng nhận.
* Trả kết quả
Thời gian giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thời hạn thực hiện không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Thời hạn trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ,…