1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

THƯ TÍN DỤNG L/C VÀ VAI TRÒ CỦA THƯ TÍN DỤNG L/C

23 Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

THƯ TÍN DỤNG L/C VÀ VAI TRÒ CỦA THƯ TÍN DỤNG L/C
MỤC LỤC

Hiện nay, việc sử dụng phương thức thanh toán là thư tín dụng L/C trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các thương nhân được áp dụng và sử dụng khá phổ biến do những lợi ích mà phương thức thanh toán này mang lại. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại quốc tế thì thư tín dụng L/C đã trở thành một công cụ vô cùng quan trọng và phổ biến để đảm bảo an toàn và đáng tin cậy trong giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các bên tham gia giao dịch, Vậy để hiểu rõ thư tín dụng L/C là gì thì mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Y&P Law Firm chúng tôi.

Thư tín dụng L/C là gì?

Thư tín dụng L/C (Letter of Credit) là hình thức thanh toán quốc tế phổ biến hiện nay, đây là hình  thức mà Ngân hàng thay mặt Người  nhập  khẩu  cam  kết với  Người  xuất  khẩu/Người  cung  cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi  Người  xuất  khẩu/Người  cung  cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với  quy  định trong L/C đã được Ngân hàng  mở  theo yêu cầu của người nhập khẩu.

Như vậy, thư tín dụng L/C là một trong những phương thức bảo đảm rằng hàng hóa do Người bán giao cho người mua sẽ được người mua trả tiền. Do đó, L/C có thể được hiểu là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiền cho người xuất khẩu. Thông thường, hiện nay các đối tác ký kết các hợp đồng thương mại, hợp đồng dịch vụ thường có trụ sở ở các quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn còn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, vì vậy phương thức tín dụng L/C này sẽ giúp cho các bên yên tâm về quyền lợi của mình.

Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C)

  • Người xin mở thư tín dụng (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
  • Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
  • Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.

Các loại thư tín dụng L/C

Hiện nay trong giao dịch thương mại quốc tế thì có các loại thư tín dụng phổ biến như sau:

3.1. Thư tín dụng hủy ngang  (Revocable L/C)

Thư tín dụng hủy ngang có nghĩa là sau khi mở thì tổ chức nhập khẩu được phép sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào. Tổ chức này cũng không hề có nghĩa vụ cần phải báo trước cho người hưởng lợi.

3.2. Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)

Thư tín dụng không thể hủy ngang có nghĩa là sau khi mở thì tổ chức nhập khẩu sẽ không được phép sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của bên xuất khẩu. Ngân hàng mở L/C sẽ có trách nhiệm phải thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu.

3.3. Thư tín dụng trả chậm (Usance Payable L/C)

Thư tín dụng trả chậm cho phép người mua trả chậm và có thể được thanh toán sau khi L/C đã phát hành. Tuy nhiên trên thư tín dụng này thì đã phải ghi rõ ngày thanh toán. 

3.4. Thư tín dụng trả dần (Deferred L/C)

Thư tín dụng trả dần có đặc điểm là sẽ quy định rõ ràng liên quan đến vấn đề trả tiền thành nhiều lần cho người bán được thực hiện sau một thời gian nhất định. Khoảng thời gian này có thể được tính kể từ ngày giao hàng hoặc ngày xuất trình giấy tờ chứng từ.

3.5. Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit)

Thư tín dụng dự phòng là loại tín dụng được dàn xếp để thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng trong một số các trường hợp cụ thể:

  • Ngân hàng sẽ thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở thư tín dụng dự phòng đã vay trước đó hoặc đã được ứng trước.
  • Người mở thư tín dụng dự phòng sẽ được thanh toán khoản nợ.
  • Nếu như người mở thư tín dụng dự phòng không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì sẽ được ngân hàng đứng ra để bồi thường thiệt hại. 

3.6. Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
Thư tín dụng tuần hoàn được hiểu theo một nghĩa khác giống như một cam kết từ phía Ngân hàng phát hành. Cam kết này có nghĩa là ngân hàng sẽ phục hồi lại giá trị ban đầu của thư sau khi đã được sử dụng. Quy định của thư tín dụng sẽ đề cập đầy đủ đến số lần được phục hồi cũng như khoảng thời gian còn hiệu lực.

3.7. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)

Thư tín dụng chuyển nhượng sẽ cho phép người thụ hưởng yêu cầu phía ngân hàng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho một người khác. Tất cả các giấy tờ và chứng từ trong thư tín dụng chuyển nhượng thì đều có thể được sử dụng như thư gốc. 

3. 8. Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit)

Thư tín dụng giáp lưng là loại thư tín dụng biệt lập được hình thành trên cơ sở của thư tín dụng gốc. Loại thư này thường được sử dụng trong mua bán qua trung gian giống như thư tín dụng chuyển nhượng. L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một thư tín dụng đã có – tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác.

3.9. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)

Thư tín dụng đối ứng chỉ có hiệu lực khi có một L/C đối ứng đã được phát hành. L/C này được sử dụng trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu và hàng đổi hàng. 2 bên đều có thể là người mua hoặc người bán của đối phương.

L/C này có điểm đặc biệt  nằm ở điều khoản thanh toán. Trong quy định việc chấp nhận và/hoặc thanh toán, L/C này chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo quy định trong L/C kia.

Ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng L/C

  • Là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền có điều kiện và có thời hạn.
  • Do một người phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi, người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.
  • Căn cứ trả tiền của L/C thương mại là các chứng từ ghi trong L/C.
  • Thư tín dụng này được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì nó đáp ứng được những  yêu cầu chủ yếu trong thương mại quốc tế:
  • Do những đối tác ký kết hợp đồng với những có những trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán bằng L/C giúp loại bỏ rào cản đó.
  • Trong giao dịch bằng L/C luôn có sự hiên diện của ngân hàng đại diện của hai bên đối tác cùng với những yêu cầu khắt khe về  bộ chứng  từ.

Rủi ro và lưu ý khi sử dụng L/C:

  • Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với LC
  • Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ ko kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng
  • Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)

Văn phòng luật sư uy tín tại Vĩnh Phúc

Y&P Law firm tự hào là Văn phòng luật sư tư vấn pháp lý chuyên sâu và hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.

Bài viết tham khảo:

HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHUYỂN DỮ LIỆU CÁ NHÂN RA NƯỚC NGOÀI

 

 

 

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc