1. Ly hôn là gì?
Định nghĩa về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình "Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” Có nghĩa là khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt.
2. Ly hôn và ly thân có giống nhau không?
Ly hôn và ly thân không hề giống nha, có nhiều quan niệm cho rằng, quan hệ vợ, chồng đã chấm dứt tại thời điểm vợ, chồng quyết định ly thân bởi khi đó, tình cảm vợ, chồng đã chấm dứt, hai người đã hoàn toàn chấm dứt quan hệ vợ, chồng. Trên thực tế, pháp luật không quy định ly thân là chấm dứt quan hệ hôn nhân, hiện nay pháp luật cũng không quy định về việc phải ly thân trước ly hôn.
3. Có những dạng ly hôn nào
Theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì hiện nay, pháp luật quy định 2 hình thức ly hôn chính là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.
Thuận tình ly hôn là việc vợ chồng cùng nhau thỏa thuận về việc ly hôn cũng như là con chung và tài sản chung. Còn đơn phương ly hôn hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên chính là việc các bên sau khi hòa giải không thành và Tòa án xét căn cứ yêu cầu.
4. Những ai được quyền thực hiện thủ tục ly hôn
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014, đối tượng được yêu cầu ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên) là vợ hoặc chồng.
Đặc biệt, cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác, không thể nhận thức, làm chủ hành vi và là nạn nhận của bạo lực gia đình do chính người chồng hoặc vợ của người đó gây ra. Đồng thời, việc bạo lực gia đình này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người chồng hoặc người vợ đó.
5. Những trường hợp không được phép ly hôn
Pháp luật quy định tại Khoản 3 Điều 51 và Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về những trường hợp không được phép ly hôn, theo đó:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Tòa án không giải quyết ly hôn theo yêu cầu của người chồng trong trường hợp nào dưới đây trong những trường hợp như sau: Người vợ đang có thai; Người vợ đang trong thời gian sinh con; Người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Một bên yêu cầu ly hôn nhưng không có bằng chứng, chứng cứ để làm căn cứ ly hôn như: ảnh chụp, ghi âm, bạo lực, ngoại tình, … không đảm bảo điều kiện đơn phương ly hôn thì tòa án không chấm nhận giải quyết
6. Thủ tục ly hôn
6.1 Thủ tục ly hôn dạng thuận tình ly hôn
Thủ tục về thuận tình ly hôn được thực hiện theo trình tự sau:
- Chuẩn bị hồ sơ: Đơn ly hôn thuận tình, đăng ký kết hôn, Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD), khai sinh của con hoặc giấy tờ sở hữu tài sản (nếu có).
- Nơi nhận hồ sơ: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú hoặc làm việc của vợ hoặc chồng (vợ, chồng có thể thỏa thuận) …
6.2 Thủ tục ly hôn dạng đơn phương ly hôn
- Chuẩn bị hồ sơ: Đơn ly hôn đơn phương, đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con, giấy tờ về tài sản chung (nếu có) và bằng chứng, chứng cứ về nguyên nhân mà bản thân muốn ly hôn.
- Nơi nộp hồ sơ: Vợ hoặc chồng muốn nộp đơn ly hôn đơn phương thì cần đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú và làm việc của người còn lại. Nếu có yếu tố nước ngoài thì đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
7. Mức án phí là bao nhiêu
Theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 án phí dân sự sơ thẩm là 300.000đ nếu không có tranh chấp về tài sản.
Ngược lại, nếu vụ án ly hôn có giá ngạch thì căn cứ vào giá trị của tài sản được phân chia, án phí ly hôn sẽ từ 300.000 đồng trở lên.
NTY