Để tăng khả năng cạnh tranh cũng như tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng về khả năng quản lý chặt chẽ, hiệu quả dây chuyền sản xuất, quá trình cung ứng dịch vụ thì nhiều doanh nghiệp đã thực hiện xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành dưới tên gọi là ISO 9001: 2015. Vậy Thủ tục cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lí chất lượng gồm những giấy tờ gì hãy cùng Y&P Lawfirm tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001 là tiêu chuẩn quản lý chất lượng được quốc tế công nhận. Tiêu chuẩn này được áp dụng cho những quá trình tạo ra và kiểm soát những dịch vụ; sản phẩm và của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp. Và quy định để kiểm soát các hoạt động; để có thể đảm bảo rằng có thể đáp ứng được những mong đợi và nhu cầu của khách hàng.
Tiêu chuẩn ISO 9001 được thiết kế để áp dụng cho hầu bất kỳ dịch vụ nào; bất kỳ sản phẩm nào và được thực hiện bởi bất kỳ quá trình bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Tiêu chuẩn ISO phổ biến nhất hiện nay và được nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng; để xây dựng cho mình hệ thống quản lý chất lượng đó chính là ISO 9001:2015.
1. Lợi ích của Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015
+ Tạo được thiện cảm và niềm tin cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình khi chúng được tạo ra bởi một hề thống quản lý khoa học, chặt chẽ và do đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Cắt giảm được các chi phí vận hành không cần thiết thông qua việc xem xét, phân bổ lại nguồn lực cho các quá trình cũng như thiết lập mối tương tác, hỗ trợ giữa các quá trình đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Xây dựng niềm tin với đối tác và cải thiện mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp
+ Kiểm soát rủi ro tốt hơn thông qua việc dự báo hay điều chỉnh lại mô hình hoạt động của doanh nghiệp.
2. Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Công văn xin cấp chứng nhận ISO 9001.
+ Báo cáo tóm tắt quy trình xây dựng và áp dụng công việc (kèm sơ đồ); đánh giá hiệu quả của quy trình quản lý chất lượng.
+ Báo cáo đánh giá hệ thống quản lý chất lượng.
a) Quy trình cấp gấy chứng nhận ISO 9001:2015
Bước 1: Trao đổi làm rõ các vấn đề liên quan tới việc chứng nhận hệ thống quản lý.
Bước 2: Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và gửi tới cơ quan chứng nhận đã lựa chọn.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận Hồ sơ kiểm tra và đánh giá sơ bộ tính hợp pháp, đầy đủ của các tài liệu có trong hồ sơ xin chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
Bước 4: Đoàn chuyên gia sẽ về cơ sở và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn về hệ thống quản lí của ISO.
Bước 5: Thẩm xét kết quả đánh giá.
Bước 6: Nếu kết quả đánh giá được nhận định là phù hợp với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý ISO thì sẽ cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
b) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
3. Hiệu lực của chứng chỉ chứng nhận ISO 9001:2015
+ Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có hiệu lực trong 3 năm.
+ Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và luôn có hiệu lực.
+ Chu kỳ giám sát có thể là 6 tháng, 9 tháng hoặc tối đa là 12 tháng tùy theo quy định của tổ chức chứng nhận và/hoặc thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức chứng nhận. Hết 3 năm nếu vẫn muốn chứng nhận, tổ chức/doanh nghiệp sẽ phải đăng ký đánh giá lại. Cuộc đánh giá lại được tiến hành tương tự cuộc đánh giá chứng nhận lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 3 năm.