1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Dân sự

Pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm 2015.

3772 Dân sự

 Pháp luật về bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của BLDS năm 2015.
MỤC LỤC

1. Một số vấn đề lý luận về bảo lưu quyền sở hữu

1.1. Khái niệm bảo lưu quyền sở hữu

Nhìn nhận dưới góc độ thuật ngữ thì “bảo lưu” là giữ nguyên không thay đổi, chừa lại để dùng khi cần, và bảo lưu quyền sở hữu chính là việc chủ sở hữu sẽ giữ lại quyền sở hữu tài sản mà lẽ ra sẽ phải chuyển cho bên mua từ thời điểm bên mua nhận tài sản. Tức là chủ sở hữu được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho bên mua cho đến khi bên mua trả tiền xong. Do đó, khái niệm bảo lưu quyền sở hữu có thể được hiểu như sau: Bảo lưu quyền sở hữu là việc bên bán được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho bên mua, nhằm bảo đảm cho việc bên mua sẽ thanh toám đầy đủ số tiền mua bán tài sản theo đúng thời hạn đã thỏa thuận.

1.2. Đặc điểm bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nên cũng có đầy đủ các đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:

Thứ nhất, hình thành từ sự thỏa thuận của các bên.

Thứ hai, chỉ được thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ.

Thứ ba, tạo ra phương thức bảo vệ quyền lợi cho bên vi phạm. Khi đến hạn mà nghĩa vụ không được hoàn thành, bên có quyền có thể tự mình mình thực hiện các biện pháp pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của mình mình trước sự vi phạm đó thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm hoặc hoặc thực hiện các yêu cầu phát sinh từ biện pháp bảo đảm.

Thứ tư, ngăn chặn sự vi phạm nghĩa vụ xảy ra. Trên thực tế, khi lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm, bên nhận bảo đảm thường cân nhắc, tính toán áp dụng biện pháp nào là tối ưu nhất và có thể thay thế tốt nhất cho nghĩa vụ bị vi phạm. Do đó khi biện pháp bảo đảm được xác lập có khả năng thay thế nghĩa vụ càng cao thì bên bảo đảm sẽ đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng về lợi ích lớn bấy nhiêu. Từ đó có thể ngăn ngừa sự vi phạm xảy ra.

Ngoài những đặc điểm chung của biện pháp bảo đảm, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu còn có những đặc điểm riêng có thể phân biệt với các biện pháp khác như:

Thứ nhất, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm gắn liền với hợp đồng mua bán tài sản. Bảo lưu quyền sở hữu thực chất là là việc bên bán bán tạm ngừng thực hiện việc chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua cho đến khi bên mua thanh toán hết tiền mua tài sản. Do đó, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm được xác lập chỉ nhằm bảo đảm cho việc thanh toán tiền mua tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản

Thứ hai, tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Khoản 1 Điều 295 BLDS 2015 quy định:

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

Thứ ba, là một trường hợp cụ thể của hoãn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ. Tuy nhiên trong trường hợp trả chậm trả dần, việc bên mua được thanh toán tiền mua tài sản sau khi đã nhận tài sản một thời gian có thể là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm nghĩa vụ của bên mua. Hơn nữa phương thức mua bán trả chậm trả dần cũng cho thấy khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên mua không cao như các trường hợp mua bán thông thường. Chính vì vậy, bên bán có quyền tạm hoãn việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho đến khi bên mua hoàn thành nghĩa vụ trả tiền.

Thứ tư, tài sản bảo đảm không bị xử lý ngay cả khi có sự vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Tài sản bảo đảm trong trường hợp này thuộc sở hữu của chính bên nhận bảo đảm (bên bán) nên khi bên mua không thanh toán hết tiền mua tài sản thay vì thực hiện quyền xử lý tài sản, bên bán sẽ thực hiện quyền đòi lại tài sản từ bên mua. Xét về hình thức, việc thực hiện nghĩa vụ của các bên đối với nhau giống như việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Do đó có thể thấy đối với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu hữu, sự vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ không dẫn đến hoạt động xử lý tài sản bảo đảm mà dẫn đến việc khôi phục lại tình trạng ban đầu của hợp đồng mua bán.

Thứ năm, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm phải được xác lập dưới hình thức văn bản. Khoản 2 Điều 331 BLDS 2015 quy định:

Điều 331. Bảo lưu quyền sở hữu

2. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

          Bảo lưu quyền sở hữu phải do các bên thỏa thuận. Sự thỏa thuận này chỉ có tính xác thực nếu được thể hiện thông qua hình thức bằng văn bản. Nếu hợp đồng mua bán được xác lập bằng miệng mà các bên không lập văn bản về bảo lưu quyền sở hữu thì có thể hợp đồng mua bán vẫn phát sinh hiệu lực nhưng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ không được hình thành.

2. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo lưu quyền sở hữu

2.1. Đối tượng và phạm vi bảo đảm của bảo lưu quyền sở hữu

2.1.1. Tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu.

Tài sản là đối tượng của bảo lưu quyền sở hữu ngoài việc thỏa mãn những điều kiện của hợp đồng mua bán tài sản (được phép giao dịch, phải xác định,…) thì thỏa mãn những yêu cầu khác như sau:

+   Nếu tài sản là vật thì phải là vật không tiêu hao.

+   Không phải là đối tượng của các biện pháp bảo đảm khác.

+   Không phải là tài sản đang có tranh chấp

2.1.2. Phạm vi bảo lưu quyền sở hữu.

BLDS 2015 không quy định phạm vi bảo đảm của bảo lưu quyền sở hữu là một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thanh toán. Về nguyên tắc, phạm vi bảo đảm vẫn do các bên thỏa thuận. Đối với bảo lưu quyền sở hữu, sự thỏa thuận này đơn thuần chỉ là thỏa thuận về phương thức thanh toán tiền là trả chậm hay trả dần và tại thời điểm phát sinh hiệu lực thì bên mua có thực hiện phần nghĩa vụ nào không. Nghĩa là ngay cả khi trong văn bản không ghi rõ phạm vi bảo đảm thì vẫn có thể xác định được phạm vi bảo đảm là một phần hay toàn bộ nghĩa vụ.

2.2. Hình thức của bảo lưu quyền sở hữu

Khoản 2 Điều 331 BLDS 2015 quy định: “Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc ghi vào hợp đồng mua bán”. Sở dĩ BLDS quy định phải được xác lập bằng văn bản bởi bảo lưu quyền sở hữu là một trường hợp đặc biệt của hợp đồng mua bán bởi thời điểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm bên mua trả hết tiền mua tài sản. Nếu các bên có thỏa thuận về việc bảo lưu quyền sở hữu thì bên bán có thể yêu cầu bên mua trả lại tài sản nếu có sự vi phạm nghĩa vụ. Nếu không thỏa thuận hoặc thỏa thuận bằng miệng thì khi tranh chấp xảy ra, người bất lợi sẽ là bên bán. Do đó, trong trường hợp có tranh chấp xảy ra thì bằng chứng để chứng minh các bên đã thỏa thuận về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu chính là văn bản thể hiện sự thỏa thuận đó.

2.3. Hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu

2.3.1. Các điều kiện có hiệu lực.

Xét về bản chất, thỏa thuận về bảo lưu quyền sở hữu chính là một loại giao dịch dân sự, do đó nó chỉ phát sinh hiệu lực khi có đầy đủ các điều kiện sau:

+   Chủ thể phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi.

+   Chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện.

+   Mục đích không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

+   Hình thức phải được thể hiện bằng văn bản.

2.3.2. Thời điểm phát sinh hiệu lực.

Trong BLDS, thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu không được quy định cụ thể. Tuy nhiên về bản chất, bảo lưu quyền sở hữu chính là một loại giao dich dân sự nên thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu được xác định theo thời điểm phát sinh của hợp đồng nói chung: thời điểm giao kết, do thỏa thuận, luật có quy định khác. Tuy nhiên chưa có văn bản nào quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của bảo lưu quyền sở hữu nên thời điểm có hiệu lực chỉ có thể là thời điểm các bên giao kết hoặc do các bên thỏa thuận.

2.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ bảo lưu quyền sở hữu

2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên bán tài sản.

Quyền của bên bán tài sản được quy định cụ thể tại Điều 332 như sau:

Điều 332. Quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều luật này quy định về các quyền và nghĩa vụ cở bản nhất của bên bán với tư cách là bên nhận bảo đảm trong bảo lưu quyền sở hữu.

Về quyền của bên bán:

Thứ nhất, quyền đòi lại tài sản. Đây là quyền cơ bản nhất của bên bán trong bảo lưu quyền sở hữu. Nó chỉ phát sinh khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận. Bên bán có thể thực hiện quyền đòi tài sản thông qua hai phương thức: tự mình yêu cầu bên mua hoàn trả tài sản và khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên mua hoàn trả tài sản theo quy định.

Thứ hai, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua phải bồi thưởng thiệt hại giá trị tài sản bị mất hoặc chi phí khắc phục hư hỏng đối với tài sản.

Về nghĩa vụ của bên bán: Theo Điều 332 BLDS 2015, bên bán có nghĩa vụ hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Nghĩa vụ này được thực hiện khi bên mua đã trả lại tài sản cho bên bán.

2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.

2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quyền của bên mua tài sản: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 333 BLDS 2015, bên mua có quyền “Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.”

Nghĩa vụ của bên mua tài sản: Khoản 2 Điều 333 quy định bên mua có nghĩa vụ chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, việc bên nào chịu rủi ro hoàn toàn do các bên tự thỏa thuận. Đây hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 3 BLDS 2015. Trong trường hợp không có thỏa thuận, bên mua phải chịu rủi ro đối với tài sản, quy định này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 441 BLDS 2015 và Khoản 1 Điều 162 BLDS 2015.

2.5. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Theo quy định tại Điều 334 BLDS 2015 bảo lưu quyền sở hữu có thể chấm dứt theo một trong ba trường hợp sau:

Điều 334. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong.

2. Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.

3. Theo thỏa thuận của các bên.

Trường hợp thứ nhất, bên mua đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Việc chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp này phù hợp với ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng mua bán.

Trường hợp thứ hai, bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu. Việc chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp này gắn liền với việc hợp đồng mua bán không hoàn thành như mong muốn của các bên hoặc một bên. Theo quy định tại Điều 332, khi bên bán đòi lại tài sản thì cũng phải trả cho bên mua số tiền mà bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi hao mòn trong quá trình sử dụng. Như vậy, hậu quả của chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu giống như hậu quả của hợp đồng bị hủy bỏ hoặc tuyên bố vô hiệu, chính là việc các bên phải hoàn trả cho nhau nhũng gì đã nhận. BLDS lại không có quy định liên quan đến tình trạng của hợp đồng mua bán tài sản khi bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt, nhưng việc bên bán nhận lại tài sản, bên mua nhận lại tiền cho thấy hợp đồng mua bán đã đương nhiên chấm dứt.

Trường hợp thứ ba, theo thỏa thuận các bên. Đây là trường hợp bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt theo ý chí các bên. Việc chấm dứt này có thể xảy ra cả trong trường hớp bên mua đã thanh toán hay chưa thanh toán hết tiền mua tài sản, thậm chí là đã hết thời hạn bảo lưu quyền sở hữu hay chưa.

Mặc dù BLDS chỉ quy định về ba trường hợp chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu, tuy nhiên, trên thực tế bảo lưu quyền sở hữu có thể chấm dứt trong các trường hợp khác như: Tài sản bảo lưu quyền sở hữu không còn, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác,… mỗi trường hợp làm chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu đều ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Do đó mà các bên cần thỏa thuận căn cứ chấm dứt phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

C.G


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc