1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Dân sự

CÔNG TY LUẬT TƯ VẤN TƯ VẤN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TẠI TAM DƯƠNG

2617 Dân sự

CÔNG TY LUẬT TƯ VẤN TƯ VẤN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ TẠI TAM DƯƠNG
MỤC LỤC

Việc phân chia di sản thừa kế còn phụ thuộc vào các yếu tố như người để lại di sản có lập di chúc hay không, có bao nhiêu người thừa kế, di sản được phân chia rõ ràng chưa. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc có thể hiểu là tập hợp các hoạt động nhằm xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản cho từng người một có quyền hưởng thừa kế theo như ý chí của người để lại di chúc nếu di chúc đã phân chia rõ ràng hoặc theo sự thỏa thuận của những người thừa kế nếu di chúc chỉ đề cập tới danh sách người thừa kế chứ chưa phân chia cụ thể. Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Youth & Partners sẽ đưa quy định về phân chia tài sản thừa kế theo di chúc tại Tam Dương, Bình Xuyên...

1. Hiệu lực pháp luật của di chúc

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS hiện hành thì “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế". Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của BLDS năm 2015

Hiệu lực pháp luật của di chúc là giá trị pháp lý của di chúc được thực hiện trên thực tế theo đúng nội dung của di chúc, phù hợp với các quy định của pháp luật.

Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cũng thời điểm với người lập di chúc.

- Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

- Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hướng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kể thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

- Di chúc không có hiệu lực pháp luật nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phân thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cũng có hiệu lực pháp luật.

2. Công bố di chúc

Theo quy định tại Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2015, việc công bố di chúc được xác định như sau:

Về người công bố di chúc:Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.

Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự năm 2015, việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

3. Họp mặt những người thừa kế

Việc phân chia di sản thừa kế không thể thực hiện riêng lẻ với từng người thừa kế trong từng khoảng thời gian khác nhau mà có nhiều vấn đề cần sự thỏa thuận, sự thỏa thuận thống nhất giữa những người thừa kế. Do đó, họp mặt những người thừa kế là hoạt động cần thiết nhằm thỏa thuận với nhau về một số vấn đề như quản lý tài sản, giải thích di chúc…nếu có những điều chưa thống nhất hoặc chưa rõ ràng.

Quy định về họp mặt những người thừa kế được quy định cụ thể tại điều 656 Bộ luật dân sự năm 2015.

“Điều 656. Họp mặt những người thừa kế

1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.”

Những người thừa kế thỏa thuận đề cử người quản lý đi sản, người phân chia di sản, xác định quyền và nghĩa vụ của những người này trong trường hợp là người để lại di sản không chỉ định trong đi chúc. Trong trường hợp di chúc đã chỉ định người quản lý di sản, người phân chia di sản nhưng chưa đề cập đến quyền và nghĩa vụ của những người này thì những người thừa kế cũng phải thỏa thuận các vấn đề này. Những người thừa kế họp mặt còn nhằm mục đích thỏa thuận cách phân chia di sản, đây là một trong những nội dung chủ yếu của sự thủa thuận giữa những người thừa kế. Việc thỏa thuậ phân chia này cũng sẽ được thực hiện một cách linh hoạt chứ không nhất thiết những người thừa kế phải phân chia di sản ra các phần bằng nhau theo giá trị tiền hoặc hiện vật mà có thể thay đổi theo tùy theo sự thỏa thuận của người thừa kế. Những kết quả của việc thỏa thuận giữa những người thừa kế phải được lập bằng văn bản. Văn bản thỏa thuận này cần phải có chữ ký xác nhận của toàn bộ những người thừa kế.

4. Thanh toán di sản và thứ tự ưu tiên thanh toán

Để đảm bảo trật tự trong thanh toán và phân chia di sản, giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan, pháp luật quy định thứ tự ưu tiên thanh toán di sản như sau:

“Điều 658. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.

3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.

4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.

5. Tiền công lao động.

6. Tiền bồi thường thiệt hại.

7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.

9. Tiền phạt.

10. Các chi phí khác.”

Quy định hiện nay tại Điều 658 BLDS năm 2015 có liệt kê các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán. Các nghĩa vụ này sẽ được thanh toán theo thứ tự nhất định cho những người có quyền tài sản đối với người để lại di sản như sau:

Thứ nhất, nghĩa vụ tài sản đối với người dùng tài sản nêng để chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng Mặc đủ hiện nay pháp luật quy định về chi phí hợp lý nhưng xác định thế nào là hợp lý thì luật không quy định. Mai táng cho người chết sẽ phải tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng, miền khác nhau để tổ chức. Vì thế, chi phí hợp lý sẽ phải là các khoản chỉ thực tế và cần thiết để gia đình, thân nhân của người để lại di chúc lo liệu đám tang cho người chết. Có thể liệt kê một số khoản chi mà không thể thiếu trên thực tế cho việc cho mai táng như chi phí mua quan tài, khăn xô, vài liệm, hương khói, bàn thờ, tiền để xây mộ, thuê nhà tang lễ, Việc thanh toán chi phí mai táng này chỉ được đặt ra khi số tiền này không được lấy từ tài sản của người chết mà chỉ phát sinh nghĩa vụ tài sản nếu chi phí đó được lấy từ tài sản riêng của một người khác.

Thứ hai, quy định hiện tại tiền cấp dưỡng còn được hiểu là tiền đáng lẽ người để lại di sản phải thực hiện khi còn sống nhưng chưa thực hiện thì đã chết.

Thứ ba, chi phí cho việc bảo quản di sản Di sản cần phải được bảo quản để tránh hư hỏng mất mát trong quá trình từ lúc người để lại di sản chết cho đến khi di sản được chuyên cho người thừa kế.

Thứ tư, tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ. Người sống nương nhờ Lời mở đầu - Chương thường sẽ là những người sống trong hoàn cảnh cô đơn, tàn tật không có khả năng lao động, không nơi nương tựa và trước đó họ đã được người để lại di chúc cưu mang, giúp đỡ.

Thứ năm, tiền công lao động là số tiền mà người để lại di sản với tư cách là người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động đã thực hiện hoặc theo công việc đã thực hiện Tiên công lao động được coi là nghĩa vụ tài sản cần phải thanh toán là những khoản tiền mà khi còn sống người để lại di sản phải trả đủ theo những thỏa thuận trong hợp đồng hoặc công việc đã thực hiện mà khi còn sống người để lại di sản chưa kịp thanh toán

Thứ sáu, tiền bồi thường thiệt hại sẽ trả cho những người bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm do hành vi gây thiệt hại của người để lại di sản gây ra khi người này còn sống, có thể kể đến một số khoản như khoăn bồi thường do tài sản bị hư hỏng, mất mát bởi hành vi của người để lại đi săn, khoản tiền liên quan đến việc cứu chữa, chăm sóc người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bởi người để lại di chúc.

Thứ bảy, thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước. Thuể được hiểu là khoản thu nộp mang tinh bắt buộc mà các tổ chức hoặc các cá nhân phải nộp cho nhà nước,những khoản này là nghĩa vụ bắt buộc mà cá nhân đó phải thực hiện đối với nhà nước.

Thứ tám, các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc những chủ thể khác. Khi còn sống, người để lại di sản xác lập khoản nợ đối với một số chủ thế nhất định nhưng họ chưa kịp trả thì đã chết.

Thứ chín, tiền phạt được hiểu trong trường hợp này là những khoản tiền mà người để lại di sản phải nộp vào ngân sách nhà nước do bị phạt hành chính nhưng chưa kịp nộp thì đã chết. Theo đó, nghĩa vụ tài sản này sẽ được thanh toán nếu các nghĩa vụ trên đã được thực hiện là di sản của người để lại đi chúc vẫn còn

Thứ mười, các chi phí khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà sẽ có sự cân nhắc cho phù hợp.

5. Phân chia di sản thừa kế theo di chúc

Theo như pháp luật hiejn hành việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc được quy định tại điều 659 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 659. Phân chia di sản theo di chúc

1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”

Tùy thuộc vào từng trường hợp cóthể để xác định việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc nhưng về cơ bản sẽ rơi vào các trường hợp như sau:

Một là, trường hợp đi chúc đã xác định được cụ thể, rõ ràng phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo như trong di chúc đã xác định.

Hai là, trường hợp có di chúc hợp pháp trong di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc. Quy định này là hợp ý và phù hợp với thực tiễn. Vì khi người để lại di chúc chỉ xác định những người sẽ được thừa kế di sản khi họ chết mà không phân chia cụ thể thì có thể hiểu là những người thừa kế này có quyền ngang nhau trong vấn đề hưởng di sản thừa kế, do đó cũng sẽ nhận được phần bằng nhau. Tuy nhiên, giữa những người thừa kế mà phát sinh thỏa thuận khác mà tất cả cùng thống nhất nội dung đó thì việc chia di sản sẽ xảy ra tranh chấp phát sinh.

Ba là, trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật hoặc là những người thừa kế thỏa thuận với nhau về việc nhận hiện vật là đi sản thừa kế thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tỉnh đến thời điểm phân chia di sản. Người thừa kế không được lựa chọn một phương án nào khác trong việc phân chia di sản mà sẽ nhận vật kèm theo hoa lợi, lợi tức hoặc chịu tổn thất của vật. Nếu trong trường hợp di sản thừa kế bị giảm sút hoặc tiêu hủy bởi lỗi của một người thứ ba thì người thừa kế nhận di sản là hiện vật này có quyền yêu cầu người đó bồi thường thiệt hại thực tế cho minh

Bốn là, trường hợp di chúc chi xác định phân chia di sản theo tỉ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỉ lệ này được tính trên giá trị khỏi di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.

LHY


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc