1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Dân sự

Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự tại Vĩnh Phúc

2871 Dân sự

Thủ tục phản tố trong vụ án dân sự tại Vĩnh Phúc
MỤC LỤC

Từ những vụ việc thực tế mà Công ty Luật TNHH Youth& Partners đã tham gia giải quyết tại Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, huyện Vĩnh Tường, huyện Lập Thạch… thì số vụ án dân sự mà bị đơn có yêu cầu phản tố đang có xu hướng tăng. Một phần do hiểu biết pháp luật của người dân đã được tăng cao, phần khác thì do các vụ án hầu như có sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Yêu cầu phản tố là một trong những quy định rất mới của Bộ luật dân sự, cho phép bị đơn được trình bày yêu cầu để phản bác lại những yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu của bị đơn sẽ được xem xét để giải quyết trong cùng một vụ án, vừa đảm bảo cho quyền lợi của các bên, vừa đảm bảo vụ án được giải quyết nhanh chóng, triệt để. Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Youth& Partners sẽ giải thích chi tiết hơn về quyền đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và thủ tục phản tố tại Vĩnh Phúc.

𝐂𝐚̆𝐧 𝐜𝐮̛́ 𝐩𝐡𝐚́𝐩 𝐥𝐲́

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

𝟏.    𝐕𝐞̂̀ 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐲𝐞̂𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐩𝐡𝐚̉𝐧 𝐭𝐨̂́ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐢̣ đ𝐨̛𝐧

Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Sau khi Tòa án ra Thông báo thụ lý vụ án và bị đơn nhận được Thông báo thụ lý vụ án, hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

𝟐.    Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐤𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐲𝐞̂𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐩𝐡𝐚̉𝐧 𝐭𝐨̂́

Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

-  Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập

Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có nghĩa vụ đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có nghĩa vụ đối với bị đơn; do đó, bị đơn có yêu cầu Toà án giải quyết để bù trừ nghĩa vụ mà họ phải thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập

Yêu cầu phản tố của bị đơn dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập là trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố lại đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập và nếu yêu cầu đó được chấp nhận, thì loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vì không có căn cứ.

- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

𝟑.    𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 đ𝐮̛𝐚 𝐫𝐚 𝐲𝐞̂𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐩𝐡𝐚̉𝐧 𝐭𝐨̂́

Khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định “Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”.

Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không quy định rõ bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải lần thứ mấy. Vì một vụ án có thể mở nhiều phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Điều này dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không không nhất giữa các Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án.

𝟒.    𝐓𝐡𝐮̉ 𝐭𝐮̣𝐜 𝐱𝐮̛̉ 𝐥𝐲́ đ𝐨̂́𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐲𝐞̂𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐩𝐡𝐚̉𝐧 𝐭𝐨̂́

Thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.

Thẩm phán yêu cầu bị đơn viết Đơn trình bày yêu cầu phản tố gửi cho Tòa án nếu như bị đơn mới chỉ có ý kiến mà chưa trình bày dưới dạng đơn yêu cầu.

Thẩm phán tiến hành xem xét đơn yêu cầu phản tố xem đã đủ các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự chưa. Nếu như chưa đủ nội dung thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho bị đơn để họ sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do Thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng.

Nếu như đơn phản tố của bị đơn đã đủ điều kiện thì Thẩm phán ra Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi bị đơn nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án thì ngày thụ lý vụ án là ngày bị đơn nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

Trên đây là hướng dẫn của Công ty Luật TNHH Youth & Partners về các loại yêu cầu phản tố, thời điểm đưa ra phản tố… trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu có vướng mắc nào trong quá trình thực hiện thủ tục, Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn trực tiếp.

NTQ


 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc