1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Dân sự

Trách nhiệm của Nguyễn Văn Nam – người thực hiện hành vi cướp tài sản thì đã rõ rồi, vậy còn Chủ cửa hàng bán mô tô cho kẻ cướp ngân hàng ở Hải Phòng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

2649 Dân sự

MỤC LỤC

Có 1 sự thật, là ở Việt Nam, chưa có một vụ cướp ngân hàng nào trót lọt cả! Và tất nhiên, vụ này cũng không ngoại lệ. Trách nhiệm của Nguyễn Văn Nam – người thực hiện hành vi cướp tài sản thì đã rõ rồi, vậy còn Chủ cửa hàng bán mô tô cho kẻ cướp ngân hàng ở Hải Phòng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Theo thông tin từ Công an TP Hải Phòng, vào ngày 7-1-2022, Nguyễn Văn Nam (SN 1998, trú tại huyện Cát Hải, Hải Phòng) đeo khẩu trang, đội mũ lưỡi trai, mặc áo khoác đen, quần dài màu đen, đi giày vải màu trắng xuống từ xe taxi hãng Mai Linh vào trong Phòng giao dịch Ngân hàng Vietcombank ở đường Đình Vũ (quận Hải An, thành phố Hải Phòng) ngồi chờ.

Đến 15 giờ 26 phút, nam thanh niên tiến tới quầy giao dịch cầm một vật màu đen dạng súng ngắn từ trong người ra, đe dọa bảo vệ và nhân viên ngân hàng, cướp đi số tiền khoảng hơn 3 tỉ đồng cho vào balô màu đen.

Sau khi thực hiện hành vi, Nam ngủ tại nhà trọ đã thuê trước đó ở Vĩnh Phúc 1 đêm, đến sáng hôm sau, Nam đến Hà Nội mua chiếc xe môtô phân khối lớn hiệu Kawasaki với giá 700 triệu đồng.

Trách nhiệm của Nguyễn Văn Nam – người thực hiện hành vi cướp tài sản thì đã rõ rồi, vậy còn Chủ cửa hàng bán mô tô cho kẻ cướp ngân hàng ở Hải Phòng có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Để xác định Chủ cửa hàng bán mô tô cho kẻ cướp ngân hàng ở Hải Phòng có phải chịu trách nhiệm hay không, chúng ta sẽ cùng chia làm 2 trường hợp:

Trường hợp thứ nhất: Trường hợp đối tượng không nói, người bán xe cũng không biết tiền mua xe là của đối tượng vừa cướp ngân hàng.

Theo quy định của pháp luật, chiếc xe mô tô là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, bởi vậy việc mua bán phải có hợp đồng bằng văn bản phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký theo quy định của pháp luật.

- Nếu việc mua bán chưa hoàn thành về mặt thủ tục, giao dịch này chưa hợp pháp, cửa hàng bán xe có quyền yêu cầu nhận lại xe, hoàn lại số tiền đã nhận từ tên cướp để trả lại tiền cho ngân hàng. 

- Nếu hai bên đã ký hợp đồng bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, đã đăng ký theo quy định pháp luật thì hợp đồng mua bán xe có hiệu lực. Bên bán được xác định là người thứ ba ngay tình theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật phải bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình.

Cách thức xử lý chiếc xe trong trường hợp này là: Chiếc xe sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu, kê biên và tổ chức bán đấu giá theo quy định của Luật đấu giá để lấy tiền trả lại cho ngân hàng.

Trường hợp thứ hai: Bên bán xe biết rõ số tiền mua xe là tiền đi cướp mà vẫn bán thì

- Về mặt dân sự: dù giao dịch dân sự đã hoàn thành, tài sản được chuyển giao đúng quy định thì giao dịch mua bán này được vẫn bị hủy, vì là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định của điều 123 BLDS 2015. Lúc này các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận, cửa hàng nhận lại xe, trả lại tiền để cho cho ngân hàng.

- Về trách nhiệm hình sự: Khi đó, bên bán sẽ phải đối diện với việc là có thể bị khởi tố hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015, đối với Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm.

Trên đây là nhận định của Luật sư về các trường hợp mà chủ cửa hàng có thể phải đối mặt. Mong rằng ý kiến của Luật sư đưa ra cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về vụ việc trên.

LHY


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc