1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Dân sự

Trình tự thủ tục và hồ sơ để xác định lại dân tộc cho con nuôi theo quy định pháp luật năm 2023

225 Dân sự

Trình tự thủ tục và hồ sơ để xác định lại dân tộc cho con nuôi theo quy định pháp luật năm 2023
MỤC LỤC

1. Dân tộc của con nuôi theo cha hay theo mẹ nuôi?

Điều 29, khoản 2 của Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định rõ ràng rằng, dân tộc của một cá nhân khi sinh ra sẽ được xác định dựa trên dân tộc của cha hoặc mẹ sinh. 
Tuy nhiên, trong trường hợp con được nhận nuôi, dân tộc của con sẽ được xác định theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi nếu cha mẹ nuôi đã thỏa thuận về việc nuôi dạy theo dân tộc nào. 
Nếu chỉ có một người là cha nuôi hoặc mẹ nuôi nhận nuôi, thì dân tộc của con sẽ được xác định theo dân tộc của người đó. Điều 24, khoản 3 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 cũng có quy định tương tự về việc xác định dân tộc của trẻ em bị bỏ rơi khi được nhận nuôi.
Có được thay đổi dân tộc của con theo cha mẹ nuôi hay không? - Luật Việt Phong | Công ty Luật uy tín
 

2. Con nuôi xác định lại dân tộc trong trường hợp nào?

Nếu trong trường hợp đặc biệt, người con nuôi đã xác định được danh tính cha đẻ hoặc mẹ đẻ của mình, dân tộc của con nuôi sẽ được xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, tuỳ theo thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ.Quy định này được nêu cụ thể tại điểm b khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện vẫn đang áp dụng:“b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.”Như vậy, ngoài trường hợp con nuôi đã tìm lại được cha mẹ đẻ và muốn xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha mẹ đẻ thì không còn trường hợp nào con nuôi được xác định lại dân tộc.

3. Thủ tục xác định lại dân tộc của con nuôi

Dưới đây là hướng dẫn về trình tự và thủ tục xác định lại dân tộc cho con nuôi, tuân thủ theo Luật Hộ tịch năm 2014, bao gồm các điều 28, 29, 46 và 47:

3.1 Hồ sơ cần có để xác định lại dân tộc của con nuôi:

Để đăng ký xác định lại dân tộc cho con nuôi, người yêu cầu cần nộp các giấy tờ sau đây:

  • Tờ khai xác định lại dân tộc: đây là tờ khai đăng ký việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc, được quy định tại phụ lục của Thông tư 04/2020/TT-BTP.
  • Giấy tờ chứng minh đây là trường hợp được xác định lại dân tộc: người yêu cầu có thể nộp giấy xác nhận nhận con nuôi, giấy chấm dứt nhận con nuôi, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha hoặc mẹ đẻ, và giấy khai sinh của người con.
  • Giấy tờ cần xuất trình: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.

3.2 Thẩm quyền xác định lại dân tộc của con nuôi:

Để được giải quyết xác định lại dân tộc cho con nuôi, người có yêu cầu phải nộp hồ sơ tại một trong các cơ quan sau đây:

  • Với công dân Việt Nam là con nuôi dưới 14 tuổi: UBND cấp xã nơi người con nuôi trước đây đã thực hiện đăng ký khai sinh hoặc UBND cấp xã nơi cư trú của người con nuôi đang thực hiện thủ tục xác định lại dân tộc nếu không thuận tiện cho việc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây.
  • Với công dân Việt Nam là con nuôi từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú trong nước hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam: UBND cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở n

3.3 Thời gian con nuôi được xác định lại dân tộc

Để được giải quyết xác định lại dân tộc, thời gian giải quyết là:

  • Từ 03 ngày làm việc (nếu hồ sơ được nộp đầy đủ và đúng quy định, hồ sơ xuất trình đầy đủ).
  • Có thể đến 06 ngày làm việc (nếu cần xác minh them thì có thể kéo dài them không quá 03 ngày làm việc nên thời gian giải quyết trong trường hợp này là tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ).

Theo đó, các bước để giải quyết việc xác định lại dân tộc của con nuôi gồm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Người yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần phải nộp và xuất trình bản gốc các loại giấy tờ cần xuất trình co cán bộ tư pháp hộ tịch.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền: Nơi đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của người con nuôi có yêu cầu xác định lại dân tộc.
Bước 3: Cán bộ tư pháp hộ tịch sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ người yêu cầu nộp và xuất trình, thấy yêu cầu xác định lại dân tộc là đúng thì ghi nội dung thay đổi dân tộc vào mục tương ứng trong sổ hộ tịch.
Sau khi cán bộ tư pháp hộ tịch ghi xong, người yêu cầu xác định lại dân tộc sẽ được yêu cầu ký tên vào sổ hộ tịch cùng với cán bộ tư pháp hộ tịch.
Sau khi ký tên xong, cán bộ tư pháp hộ tịch sẽ báo cáo với Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền cấp trích lục cho người yêu cầu xác định lại dân tộc.

3.4 Lệ phí phải nộp khi xác định lại dân tộc cho con nuôi

Lệ phí phải nộp khi con nuôi yêu cầu xác định lại dân tộc được thực hiện theo quy định của từng địa phương, cụ thể là theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trên đây là một số quy định về việc xác định lại dân tộc của con nuôi mà Công ty Luật TNHH Youth & Partners tìm hiểu và cập nhật, cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm theo dõi.

BĐM



HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc