1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

Có được sử dụng đồng tiền thanh toán, đồng tiền quy đổi trong hợp đồng là đồng Đô la Mỹ hay không?

2450 Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

Có được sử dụng đồng tiền thanh toán, đồng tiền quy đổi trong hợp đồng là đồng Đô la Mỹ hay không?
MỤC LỤC

Khi ký kết và thực hiện Hợp đồng, thực tế các Bên vẫn sử dụng đồng tiền thanh toán, hoặc quy đổi ra ngoại tệ mà phổ biến nhất là đồng đô la Mỹ. Trong quá trình thực hiện công việc rà soát và tư vấn về Hợp đồng cho khách hàng, Luật sư của Youth & Partners Lawfirm cũng gặp không ít trường hợp Hợp đồng có sử dụng ngoại tệ trong điều khoản thanh toán hoặc đặt cọc. Vậy điều này có được phép thực hiện hay không? Luật sư của Công ty Luật TNHH sẽ phân tích dựa trên quy định của pháp luật và đưa ra tư vấn và kiến nghị của các chúng tôi về vấn đề nói trên.

1. Cơ sở pháp lý

Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thông tư số 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2019/TT-NHNN quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

2. Quy định về nguyên tắc sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam 

Khoản 1, Điều 2, Thông tư 07/2012/TT-NHNN quy định: Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Ngoại hối là thuật ngữ để chỉ các phương tiện thanh toán, có bao gồm ngoại tệ, do đó, việc sử dụng ngoại tệ phải tuân theo các quy định, nguyên tắc về sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. 

Điều 3, Thông tư số 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2019/TT-NHNN quy định về nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó: Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch bao gồm thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giághi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.

Như vậy, chỉ có những giao dịch được pháp luật cho phép sử dụng ngoại hối mới được sử dụng ngoại hối tại Việt Nam. Căn cứ Điều 3, 4, Thông tư số 32/2013/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 03/2019/TT-NHNN, chỉ những giao dịch dưới đây mới được phép sử dụng ngoại hối:

· Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối;

· Tổ chức khác được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối được giao dịch và niêm yết bằng ngoại tệ trong phạm vi cung ứng dịch vụ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật.

· Người cư trú là tổ chức có tư cách pháp nhân được điều chuyển vốn nội bộ bằng ngoại tệ chuyển khoản giữa tài khoản của tổ chức đó với tài khoản của đơn vị phụ thuộc không có tư cách pháp nhân và ngược lại.

·  Người cư trú được góp vốn bằng ngoại tệ chuyển khoản để thực hiện dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

· Người cư trú thực hiện hợp đồng ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu theo quy định pháp luật;

· Người cư trú là nhà thầu trong nước, nhà thầu nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật.

· Người cư trú là doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện theo quy định…

Theo quy định và phân tích ở trên, việc ghi nhận giá trong Hợp đồng tại điều khoản thanh toán và đặt cọc là vi phạm nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, vì đã có hành vi định giá, quy đổi giá trị Hợp đồng. 

Ngoài ra, hành vi này có thể bị phạt xử phạm vi phạm hành chính, cụ thể: 

Hành vi vi phạm: Được quy định tại điểm n, khoản 4, Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: n) Giao dịch, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận, niêm yết, quảng cáo giá hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hoá, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) bằng ngoại tệ không đúng quy định của pháp luật;

-  Mức xử phạt: là từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với cá nhân, và 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức. 

3. Khuyến nghị của Y&P

Để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về ngoại hối, tránh những rủi ro pháp lý như đã phân tích ở trên, các bên trong Hợp đồng cần trao đổi, thống nhất để loại bỏ việc quy đổi giá trị Hợp đồng sang đồng Đô la Mỹ, chỉ nên quy định bằng đồng tiền Việt Nam. 

LS Hoàng Hồng Mơ

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc