1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP

351 Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP
MỤC LỤC

Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Sự thừa nhận của Đảng và Nhà nước đối với các loại hình kinh tế này có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các thành phần kinh tế phát huy nguồn lực để phát triển đặc biệt là đối với kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài- hai nền kinh tế không được ưu tiên đến chỗ trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.

1. Một số khái niệm 

1.1. Khái niệm doanh nghiệp 

 

Trên phương diện lý thuyết có khá nhiều khái niệm về doanh nghiệp. Dưới mỗi góc độ khác nhau, doanh nghiệp lại được hiểu theo một cách hiểu khác nhau. Những khái niệm từ đời đầu, doanh nghiệp được hiểu là một đơn vị tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhận được khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sản phẩm ấy. Dần nền, nền kinh tế phát triển kéo theo nhận thức về doanh nghiệp cũng trở nên rõ ràng hơn.

Ở Việt Nam, theo Luật Công ty năm 1990 thì doanh nghiệp được định nghĩa là “Một đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Đến Luật Doanh nghiệp (LDN) 1999, LDN 2005, LDN 2014 đều lần lượt ghi nhận và hoàn thiện khái niệm này và đến LDN 2020 theo khoản 10 Điều 4, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

 

1.2. Khái niệm đăng ký doanh nghiệp 

 

Khái niệm đăng ký doanh nghiệp ở dưới góc độ kinh tế thì ĐKDN là việc chuẩn bị các điều kiện vật chất cần và đủ để hình thành một tổ chức kinh doanh. Nhà đầu tư cần chuẩn bị trụ sở, xưởng, dây chuyền sản xuất, đội ngũ công nhân và trang thiết bị, … ĐKDN là hoạt động không trực tiếp tạo ra của cải. Ở góc độ pháp lý, ĐKDN là thủ tục pháp lý, được thực hiện tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc ĐKDN là thủ tục bắt buộc, cho phép xác lập tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh.

Như vậy, có thể hiểu ĐKDN là một thủ tục pháp lý bắt buộc đối với người thành lập doanh nghiệp nhằm đăng ký với cơ quan ĐKKD có thẩm quyền theo thủ tục quy định những thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, hoặc doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về ĐKDN với cơ quan ĐKKD để được cấp giấy chứng nhận ĐKDN phù hợp.

 

1.3 Khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

 

Trước đây ở các Luật công ty 1990, LDN 1999, LDN 2005 đều sử dụng thuật ngữ ĐKKD thay vì ĐKDN như hiện nay. Quá trình chuyển thuật ngữ sử dụng từ ĐKKD sang ĐKDN có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự pháp triển trong tư duy lập pháp.

Khái niệm Giấy chứng nhận ĐKDN ( GCNĐKDN) hiện nay đang được quy định tại Khoản 15 Điều 4 LDN 2020, theo đó GCN ĐKDN là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan ĐKKD cấp cho doanh nghiệp.

Như vậy có thể hiểu GCNĐKDN là một văn bản có hiệu lực pháp lý được ghi nhận bằng bản giấy hoặc bản điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp. GCN ĐKDN sẽ có những thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.

Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như thế nào

 

2. Các quy định pháp luật về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

 

Điều 27 LDN 2020 nêu rõ, doanh nghiệp được cấp GCNĐKDN khi có đủ các điều kiện về: Ngành, nghề đăng ký kinh doanh; Tên của doanh nghiệp; Hồ sơ ĐKDN hợp lệ; Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn một số quy định pháp luật quy định điều kiện về đối tượng thành lập doanh nghiệp; trụ sở chính của doanh nghiệp;… Để làm rõ về từng điều kiện của doanh nghiệp để được cấp GCN ĐKDN như sau:

 

2.1 Điều kiện về đối tượng thành lập doanh nghiệp 

Theo quy định tại Điều 17 LDN 2020  thì tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp sau đây: 

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý       doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

4. Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

2.2 Điều kiện ngàng, nghề đăng ký kinh doanh 

Một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp GCNĐKDN là ngành, nghề ĐKKD không bị cấm đầu tư kinh doanh (Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 27 LDN 2020).

a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

2.3 Điều kiện về tên doanh nghiệp 

Căn cứ theo điểm b Khoản 1 Điều 27 LDN 2020 quy định về điều kiện về tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định pháp luật quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của LDN 2020. Cụ thể:

b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;

2.4 Điều kiện về hổ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ 

Điểm c Khoản 1 Điều 27 LDN 2020 quy định về điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và theo Khoản 20 Điều 4 LDN 2020(10), Hồ sơ hợp lệ là là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp: Khi thành lập doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các hồ sơ cơ bản nhất trong việc thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, chẳng hạn như: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, danh sách thành viên trong công ty của mình, điều lệ công ty,… 

Tải mẫu thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

2.5 Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp 

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật phí và lệ phí 2015(11) quy định, lệ phí được hiểu là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vu công việc quản lý nhà nước. Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo Thông tư số 215/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, pháp luật quy định miễn phí, lệ phí cho chủ thể đăng ký.

3. Giới thiệu về Công ty Luật TNHH Youth & Partners 

 

Phòng doanh nghiệp và đầu tư của Y&P cung cấp các dịch vụ sau: 

- Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý và/hoặc hỗ trợ đại diện thực hiện các công việc liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động các mô hình, cấu trúc doanh nghiệp tại Việt Nam;

- Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý về các quản trị nội bộ doanh nghiệp và tuân thủ pháp luật;

- Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý về giao dịch thương mại, dự án đầu tư của doanh nghiệp;

- Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý và/hoặc hỗ trợ xây dựng hệ thống quản trị rủi ro trong doanh nghiệp;

- Cung cấp dịch vụ Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp;

- Cung cấp dịch vụ xây dựng, rà soát và hoàn thiện các Thoả thuận/Hợp đồng cho Doanh nghiệp.

- Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý về chính sách, lộ trình mở thị trường, các trở ngại pháp lý và các quy định của pháp luật về điều kiện cấp phép, phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam đối với các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý về hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm và xác định vị trí thực hiện dự án đáp ứng các điều kiện của từng dự án đầu tư cụ thể;

- Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý và/hoặc hỗ trợ đại diện thực hiện các công việc liên quan thành lập dự án đầu tư, trong đó có việc chuẩn bị các tài liệu dự án; kiểm tra và tư vấn tính pháp lý của các tài liệu dự án do nhà đầu tư cung cấp; Đại diện cho nhà đầu tư tham gia đàm phán, giao dịch, thoả thuận và liên hệ với các đơn vị có liên quan trong việc thành lập dự án;

- Cung cấp ý kiến tư vấn pháp lý về tổ chức và hoạt động của dự án đầu tư sau thành lập.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật TNHH Youth & Partners, nếu có thắc mắc gì cần giải đáp xin đừng ngại mà liên hệ với chúng tôi! 

#NTY 


 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc