1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

LUẬT SƯ GIỎI/ UY TÍN TẠI TAM DƯƠNG TƯ VẤN VỀ VẤN ĐỀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP

2042 Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

LUẬT SƯ GIỎI/ UY TÍN TẠI TAM DƯƠNG TƯ VẤN VỀ VẤN ĐỀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP
MỤC LỤC

1.                   Một số khái niệm

 Lợi nhuận doanh nghiệp là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là số lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:

Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá vốn bán hàng, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với các chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí phát sinh trong kỳ, thường là các khoản thu hồi nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ, thu hồi nợ không xác định được chủ, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hoặc quên ghi vào sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra.

Phân chia lợi nhuận khi giải thể doanh nghiệp

2.                   Phân phối lợi nhuận

2.1               Nguyên tắc phân phối lợi nhuận

Về nguyên tắc, lợi nhuận được chia làm 2 phần: lợi nhuận chia và lợi nhuận không chia. Sau khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, công ty sẽ tạo ra lợi nhuận, ở giai đoạn này, nhà quản trị cần đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng việc phân phối các khoản lợi nhuận này. Để đảm bảo việc phân chia lợi nhuận một cách công bằng và hợp lý, các công ty cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao đông, trước hết can phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước (nộp thuế TNDN) một cách đầy đủ, kịp thời, tránh việc trốn thuế hoặc lâu thuế.

Doanh nghiệp phải dành phần lợi nhuận thích đáng để giải quyết các nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp; đảm bảo hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.

Những quy định về phân chia lợi nhuận, chia cổ tức - BeBu

2.2               Nội dung phân phối lợi nhuận

Doanh nghiệp thực hiện phân phối lợi nhuận theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2015/NĐ-CP; Điều 2 Nghị định 32/2018/NĐ-CP; Khoản 4 Điều 4 Thông tư 36/2021/TT-BTC.

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 91/2015/NĐ-CP lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo Khoản 1, 2, 3 Điều này. Theo đó thứ tự phân phối lợi nhuận lần lượt là: Chia lãi cho các bên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có), tiếp theo bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế theo quy định. Các lợi nhuận còn lại sau khi trừ hai khoản trên sẽ được trích vào các quỹ theo thứ tự: Trích quỹ đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có). Trích tối đa 30% vào quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp. Trích quỹ thưởng người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên. Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ trên được nộp về ngân sách nhà nước.

2.3               Phân phối lợi nhuận theo từng loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhà nước:

Lợi nhuận thực hiện sau khi bù đắp lỗ năm trước và nộp thuế TNDN được phân phối như sau: Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên doanh liên kết theo (nếu có); Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế; Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư bằng 25%vốn điều lệ thì không chích nữa; Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập; Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại các điểm nếu trên khoản này được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.

Vốn do công ty tự huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất.

Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước. Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quỹ này.

Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau: + Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty; Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức Trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch; Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty. Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám Đốc Công ty quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn công ty.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Công ty TNHH một thành viên nhà nước sở hữu 100%vốn điều lệ

Lợi nhuận thực hiện sau khi bù đắp lỗ năm trước và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau: Quỹ khen thưởng, phúc lợi trích tối đa mỗi quỹ bằng 10%lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập quỹ dự phòng tài chính và quỹ đặc biệt nếu có; Quỹ thưởng ban quản lý điều hành trích tối đa 5%, mức cụ thể do chủ sở hữu quyết định; Quỹ đầu tư phát triển tối thiểu 65% lợi nhuận sau thuế sau khi trích lập quỹ dự phòng tài chính và quỹ đặc biệt nếu có.

Phân phối lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Đối với các loại hình doanh nghiệp khác

Đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh: Sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và bù đắp các khoản chi phí đã chi ra trong kỳ, phan lợi nhuận sau thuế sẽ tiến hành phân phối theo điều lệ của công ty và đại hội cổ đông hàng năm, gồm: Trích lập quỹ dự trữ bắt buộc là 5%, số dư quỹ này bằng 10%vốn điều lệ của công ty thì công ty không trích nữa; Trích lập các quỹ tích luỹ tái đầu tư; Chia cổ tức cho cổ đông, các thành viên góp vốn.

Đối với công ty tư nhân: Sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, doanh nghiệp sẽ tiến hành trừ các chi phí bất hợp lệ đã chi ra trong kỳ, số còn lại toàn quyền quyết định của chủ doanh nghiệp.

Nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhà nước

2.4               Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.

Nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố về thị trường như cạnh tranh, giá cả vật tư, tiền lương, dịch vụ … các nhân tố về chính sách Nhà nước, ảnh hưởng bởi cung cầu, cơ sở hạ tầng nền kinh tế

Nhân tố chủ quan như phạm vi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, hoạt động quản lý của doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, …

Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp luôn tìm cách để tối đa hóa việc tăng doanh thu giảm chi phí để tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng nhiều như hiện nay đó là những thách thức vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn và hợp lí đối với thực tế thị trường.

Trên đây là những nội dung về phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Youth & Partners đã cập nhật, cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm và theo dõi. 

NTY


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc