1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

Mua bán doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc

3042 Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

Mua bán doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc
MỤC LỤC

Hiện tại, kinh tế ngày càng phát triển, dù tình hịnh dịch bệnh căng thẳng cũng có thể làm nền kinh tế chững lại, nhưng không vì thế mà bớt sôi động. Có rất nhiều cách để các cá nhân, tổ chức khởi sự kinh doanh, tuy nhiên, cách thức đang được nhiều bên sử dụng hiện nay là mua bán doanh nghiệp. Những ưu điểm của phương thức này có thể kể đến như: bỏ qua những bước đầu tiên đầy thử thách; Công ty đã có sẵn doanh thu và lợi nhuận; thu hút được những nhà đầu tư, người cho vay hay người hỗ trợ về vốn để thực hiện việc mua bán này. Vậy, việc mua bán doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc được thực hiện như thế nào, bài viết sau đây của Youth & Partners sẽ giải đáp thắc mắc trên.

1. Mua bán doanh nghiệp là gì?

Khá nhiều người cho rằng “mua bán doanh nghiệp” khi cho rằng mua bán doanh nghiệp là việc mua lại toàn bộ tài sản và quyền sở hữu một doanh nghiệp. Cách định nghĩa này là thiếu và không toàn diện về việc mua bán doanh nghiệp.

Trước tiên, để hiểu được khái niệm về mua bán doanh nghiệp, cần phải hiểu được khái niệm về doanh nghiệp, theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu cơ bản việc mua bán doanh nghiệp là khi bên bán chuyển giao một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp của mình cho bên mua và bên mua bằng việc nhận được doanh nghiệp có quyền kiểm soát toàn bộ doanh nghiệp đó thông qua một hợp đồng mua bán / chuyển nhượng doanh nghiệp.

2. Các phương thức thực hiện mua bán doanh nghiệp?

Tùy theo từng lĩnh vực có thể chia ra thành nhiều phương thức thực hiện mua bán doanh nghiệp, tuy nhiên, để hiểu một cách đơn giản nhất, việc mua bán doanh nghiệp có các phương thức như sau:

Mua bán toàn bộ doanh nghiệp là việc người mua tiến hành mua lại toàn bộ quyền sở hữu doanh nghiệp từ bên bán – chủ sở hữu doanh nghiệp. Các hình thức bao gồm: chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp / cổ phần; mua bán doanh nghiệp tư nhân

Mua bán một phần doanh nghiệp là việc người mua tiến hành mua lại một phần quyền sở hữu của doanh nghiệp từ bên bán – chủ sở hữu để có thể nắm được quyền kiểm soát doanh nghiệp, các hình thức mua bán một phần doanh nghiệp bao gồm: các thành viên, cổ đông công ty chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối (gọi chung là phần vốn góp chi phối) cho bên nhận chuyển nhượng. Sau khi thực hiện thủ tục này, bên mua sẽ trở thành đồng chủ sở hữu. Tỷ lệ sở hữu sẽ do pháp luật hoặc điều lệ doanh nghiệp quy định.

3. Trình tự thực hiện

a. Thực hiện chuyển nhượng

Trước khi thực hiện việc mua bán, để tránh những rủi ro không đáng có và bảo đảm được quyên lợi của mình, các bên cần lưu ý thực hiện việc đánh giá doanh nghiệp mục tiêu. Việc đánh giá này bao gồm đánh giá tình hình tài chính, nhân sự, thị trường, cơ sở vật chất, đối thủ cạnh tranh, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp .

Các bên sẽ bước vào giai đoạn đàm phán trên cơ sở kết quả từ bước đánh giá. Việc đàm phán sẽ bao gồm các nội dung như: lựa chọn phương thức mua bán doanh nghiệp; Đàm phán về giá trị hợp đồng; Đàm phán các điều khoản cụ thể trong hợp đồng chuyển nhượng.

Sau khi thực hiện xong các bước trên, doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu của hợp đồng chuyển nhượng, tuy nhiên, hình thức hợp đồng phải đảm bảo các quy định theo Bộ Luật Dân sự và cần bao gồm các nội dung như: Thông tin của các bên, đối tượng của hợp đồng, giá trị hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp. Doanh nghiệp lưu ý, Hợp đồng chuyển nhượng không bắt buộc phải công chứng.

Ngoài ra, để hoàn tất việc chuyển nhượng, các bên cần ký kết các chứng từ tài liệu chứng minh cho việc mua bán đã hoàn thành như giấy biên nhận tiền mua bán doanh nghiệp, Biên bản thanh lý hợp đồng.

b. Thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước

Để việc tham gia góp vốn hoặc tiếp quản doanh nghiệp được hợp pháp, người mua hoặc người bán cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước, cụ thể là thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp với Sở Kế hoạch Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Các bước bao gồm:

Bước 1. Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định pháp luật về đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện đúng các biểu mẫu theo quy định các văn bản hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp

Bước 2. Nộp Hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi có trụ sở. Chủ sở hữu có thể lựa chọn hình thức nộp trực tiếp hoặc nộp qua Cổng thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp

Bước 3. Nhận kết quả

Trên đây là hướng dẫn của Công ty Luật TNHH Youth & Partners về mua bán doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc, nếu các bạn có thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự giải đáp tốt nhất.

ĐTTH


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc