Cùng với những chính sách phát triển, ưu đãi đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua với chỉ số kinh tế hết sức khả quan mặc dù đối mặt với dịch Covid 19, đã và đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư. Dẫn tới nhu cầu thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam ngày càng lớn. Công Luật TTHH Youth & Patrners đưa ra tư vấn về trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam theo như quy định của pháp luật hiện hành.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Luật thương mại 2005
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
2. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
Để được cấp phép thành lập văn phòng đại diện cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam như sau:
- Thương nhân nước ngoài phải được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).
3. Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
3.1. Quyền văn phòng đại diện
Quyền của văn phòng đại diện được quy định tại Điều 17 Luật thương mại 2005 như sau:
- Hoạt động đúng mục đích và phạm vi như đã được quy định trong giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
- Được thuê trụ sở, thuê hoặc mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho quá trình hoạt động.
- Có quyền tuyển dụng lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam
- Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện.
- Có con dấu riêng mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3.2. Nghĩa vụ của Văn phòng đại diện
Nghĩa vụ của văn phòng đại diện được quy định tại Điều 18 Luật thương mại 2005 như sau:
- Không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.
- Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà luật thương mại cho phép.
- Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài hoặc các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 của Luật này.
- Phải có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại
- Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện;
- Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu văn phòng đại diện.
5. Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Bước 1: Cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Thời hạn hoàn thành từ 07 – 10 ngày làm việc;
Bước 2: Khắc dấu tròn và đăng ký mẫu dấu của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Thời hạn hoàn thành: 05 ngày làm việc;
Bước 3: Đăng ký cấp Thông báo mã số thuế của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài
Thời hạn hoàn thành: 05 -07 ngày làm việc.
6. Kiến nghị Y & Pên đây
Trên đây là những quy định pháp luật về điều kiện, thủ tục thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam. Công ty Luật TNHH Youth & Partners cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp hướng tới sự hài lòng của khách hàng.
LHY