Để thực hiện tốt hoạt động đấu thầu mang lại sự minh bạch cũng như hiệu quả thì cơ sở pháp lý phải chặc chẽ, các quy định pháp luật phải phù hợp với quy định của pháp luật.Xuất phát từ yêu cầu và hoạt động thực tế về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa tại Bình Xuyên,Tam Dương, Vĩnh Yên. Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Youth & Partners sẽ đưa Phân tích quy trình đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn một túi hồ tại Tam Dương.
Ø Căn cứ pháp lý
Mục 1 Chương 2 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
- Thuê hoặc tự thành lập tổ tư vấn đấu thầu và tổ tư vấn thẩm đinh
- Lập hồ sơ mời thầu
Nội dung hồ sơ mời thầu được quy định tại khoản 2,3,4,5,6,7,8 Điều 12
- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của nghị định 63/2014/NĐ-CP. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu (khoản 2 Điều 13).
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Mời thầu: Bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:
+ Phát hành hồ sơ mời thầu: Bên mời thầu thực hiện theo điều điểm a khoản 2 Điều 14như sau: Đăng tải hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Phát hành trực tiếp (bán) hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu lựa chọn danh sách ngắn thì chỉ phát hành cho các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn. Giá bán hồ sơ mời thầu theoquy định tại khoản 1 Điều 9 nghị định này. Thời gian phát hành: sau 03 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải thông báo mời thầu đến khi đóng thầu (theo Luật Đấu thầu điểm b khoản 1 điều 12)
-Sửa đổi hồ sơ mời thầu(nếu có): Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành thì thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 14
- Làm rõ hồ sơ mời thầu (nếu có): Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu thì nhà thầu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 14. Nếu nội dung làm rõ dẫn đến cần sửa đổi hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu thực hiện theo Mục 2
- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu quy định tại khoản 3 Điều 14. Nhà thầu chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Khi muốn sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi đến bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà thầu nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu;
- Mở thầu: Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 01 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu( khoản 4 Điều 14).
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu: về việc đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu. Theo đó,hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dungquy định khỏan 2 Điều 18.
- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: Việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong túi hồ sơ thầu.
- Xếp hạng nhà thầu: Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu(khoản 5 Điều 18)
4. Thương thảo hợp đồng
Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên các cơ sở quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã đề xuất theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu trong phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định trước khi phê duyệt tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu.
6. Hoàn thiện, ký hợp đồng
Sau khi ký hợp đồng, tiến hành trả lại bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu đã tham gia trừ các nhà thầu được mời thương thảo hợp đồng nhưng không đến hoặc từ chối thương thảo.
LHY