1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Hôn nhân và gia đình

BẤT HIẾU VỚI CHA MẸ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

9036 Hôn nhân và gia đình

BẤT HIẾU VỚI CHA MẸ BỊ XỬ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
MỤC LỤC

Trong văn hóa truyền thống của dân tộc, từ ngàn đời nay, người Việt vốn rất coi trọng tình cảm gia đình. Vì thế, sự tôn kính, quý trọng đối với ông bà, cha mẹ không những là thứ tình cảm tự nhiên mà đó còn là bổn phận, trách nhiệm của những người làm con, làm cháu. Nhưng thực tế vẫn có vô số những câu chuyện đáng buồn về những đứa con, đứa cháu sẵn sàng đối xử bạc bẽo, vô ơn với bậc sinh thành của mình. Về đạo đức, đây chắc chắn là hành vi không thể chấp nhận được. Ở góc độ pháp lý, hành vi này sẽ bị xử phạt thế nào theo quy định của pháp luật?

1. Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ

Tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định

- Bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình

- Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình

- Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, khuyết tật…

2. Bị xử phạt hành chính

Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP các hành vi sau đây sẽ bị xử phạt hành chính:

- Đánh đập, gây thương tích cho thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1 triệu đến 1,5 triệu

- Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1,5 triệu đến 2 triệu

- Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu

- Từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng.

3. Phải chịu trách nhiệm hình sự

Bộ luật hình sự luôn có chế tài để bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng khi những người khác có hành vi bạo lực, xâm hại đến thân thể của họ.

Ngoài hình thức xử phạt hành chính như trên, căn cứ theo mức độ thì theo Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Bên cạnh đó theo Điều 186 Từ chối hoặc chốn tránh nghãi vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

 Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù

Như vậy, con cái mà có hành vi bất hiếu với cha mẹ thì vào mức độ hành vi, nhẹ là cảnh cáo, phạt tiền; nặng có thể bị phạt đến 05 năm tù giam.


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc