I. Cấp dưỡng là gì
Theo quy định trên có thể hiểu, câp dưỡng chính là một nghĩa vụ của một bên đối với một bên. Hai bên chủ thể phải không sống chung và giữa họ có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Nghĩa vụ này đòi hỏi chủ thể cấp dưỡng phải đóng góp tiền hoặc tài sản khác nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của bên còn lại. Đồng thời bên chủ thể nhận cấp dưỡng phải là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi dưỡng mình hoặc là người khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu tối thiểu, những nhu cầu về sinh hoạt thông thường như thức ăn, quần áo, chỗ ở, học tập, kham-chữa bệnh và các nhu cầu sinh hoạt thông thường khác của một người bình thường để họ có thể sống được.
Đặc trưng nhất của nghĩa vụ cấp dưỡng chính là không thể được thay thế bằng nghĩa vụ khác,cũng như không thể chuyển giao cho người khác. Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải nghiêm túc thực hiện theo đúng nghĩa vụ mà mình phải làm, không được thay thế bằng nghĩa vụ khác và càng không được phép chuyển giao nghĩa vụ này cho người khác thực hiện hộ.
Nghĩa vụ cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định sẽ được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô,dì,chú, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.
II. Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
Đây là định nghĩa được nêu tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, cấp dưỡng chỉ xảy ra khi có các điều kiện sau đây:
Do đó, khi ly hôn, những người sau đây sẽ xảy ra quan hệ cấp dưỡng:
III. Mức cấp dưỡng bao nhiêu/tháng? Bằng cách nào?
Về mức cấp dưỡng được quy định cụ thể tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo đó, mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người con. Tòa án chỉ giải quyết khi các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:" Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".
Do đó, pháp luật không có quy định giới hạn mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà hoàn toàn dựa vào thỏa thuận của các bên hoặc dựa vào thu nhập, điều kiện, nhu cầu của các bên. Hiện nay, thông thường Tòa án sẽ ấn định mức cấp dưỡng là khoảng 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Về phương thức cấp dưỡng, Điều 117 Luật này quy định, việc cấp dưỡng có thể thực hiện hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên cũng có thể thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
IV. Trốn cấp dưỡng bị xử phạt thế nào?
Điểm a khoản 3 Điều 64 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định, người không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án sẽ bị phạt tiền từ 03-05 triệu đồng.
Đồng thời, theo khoản 37 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017, nếu từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng khiến con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì có thể bị phạt đến 02 năm tù.
V. Các vấn đề về cấp dưỡng sau ly hôn
1. Cha, mẹ phải cấp dưỡng sau ly hôn cho con đến khi nào?
Như phân tích ở trên, con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi bản thân thì người không ở cùng con sau khi ly hôn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Trong đó, con chưa thành niên là con con chưa đủ 18 tuổi trở lên theo Điều 21 Bộ luật Dân sự. Đồng thời, các trường hợp được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nêu tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:
2. Yêu cầu chồng thay đổi về mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.
Theo quy định của pháp luật, người không trực tiếp nuôi dưỡng con có nghĩa vụ cấp dưỡng theo phương thức định kỳ hàng tháng, hàng năm hoặc một lần là do các bên thỏa thuận và các bên có thể thỏa thuận về phương thức cấp dưỡng (nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết).
Căn cứ theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng:
3. Chồng không thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo bản án quyết định của Tòa án?
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
“1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
=> Nếu chồng có hành vi trốn tránh nghĩa vụ hoặc không tự nguyện thực hiện đúng nghĩa vụ đã được có bản án, quyết định của Tòa án thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú buộc chồng bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
VI. Phải làm gì để đòi cấp dưỡng sau ly hôn.
Khi việc cấp dưỡng đã được quy định trong bản án, quyết định ly hôn mà người có nghĩa vụ không thực hiện thì người còn lại có thể thực hiện các biện pháp sau đây để “buộc” người kia phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của mình.
1. Yêu cầu thi hành án
Theo khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự, kể từ ngày quyết định, bản án ly hôn có hiệu lực thì người được cấp dưỡng được yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng trong thời hạn 05 năm. Trong đó:
2.Khởi kiện
Nếu trong bản án, quyết định ly hôn không quy định cụ thể về việc cấp dưỡng vợ, chồng người trực tiếp nuôi con có quyền khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng từ đối phương. Trong đó, thủ tục khởi kiện thực hiện theo Bộ luật Tố tụng dân sự như sau:
Trên đây là toàn bộ quy định về việc cấp dưỡng cho con sau ly hôn mà Công ty Luật TNHH Youth & Partners đã cập nhật, cảm ơn quý khách hàng quan tâm theo dõi.
BĐM