1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019.

1090 Lao động

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019.
MỤC LỤC

                    1.      Một số vấn đề lý luận

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, sức lao động được coi như một loại hàng hóa đặc biệt, mang đặc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng. Người sử dụng lao động có nhu cầu mua sức lao động và người lao động có nhu cầu bán sức lao động, chính vì vậy hình thành nên mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, khi quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. (Khoản 1 Điều 179 Bộ Luật Lao động 2019).

Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

Tranh chấp lao động cá nhân là gì? So sánh với tranh chấp lao động tập thể?

                    2.      Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Theo đó,

-      Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoat thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

-     Nguyên tắc coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

-       Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luât.

-       Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động

-       Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành, sau khi có yêu ầu của bên tranh chấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

"Điều 180. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

1. Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

2. Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

3. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

4. Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

5. Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý."

                     3.      Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

-          Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua thương lượng giữa các bên

-          Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thông qua hòa giải

-          Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục trọng tài

-          Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo thủ tục tại tòa án

                      4.      Quy định của Bộ Luật Lao động 2019 về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

                      4.1   Thẩm quyền

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định tại Điều 187 Bộ Luật Lao động 2019, theo đó cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân hiện nay bảo gồm: Hòa giải viên la động, hội đồng trọng tài hòa giải lao động và tòa án nhân dân. Trong phạm vi nghĩa vụ và quyền hạn của mình, hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động và tòa án nhân dân có quyền yêu cầu các bên tranh chấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

"Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1. Hòa giải viên lao động;

2. Hội đồng trọng tài lao động;

3. Tòa án nhân dân."

                   4.2   Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được tính từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện là 06 tháng, thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết là 09 tháng, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết là 01 năm.

"Điều 190. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân."

Trên đây là một số phân tích của chúng tôi về vấn đề: “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo Bộ luật lao động năm 2019”, để hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Cảm ơn các quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi!

NTY

 

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc