1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC, ĐƯỜNG LƯỠI BÒ VÀ NHỮNG LẰN RANH TRÊN CÁT - FORCED LABOR, COW’S TONGUE LINES AND LINES IN THE SAND

3302 Lao động

LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC, ĐƯỜNG LƯỠI BÒ VÀ NHỮNG LẰN RANH TRÊN CÁT - FORCED LABOR, COW’S TONGUE LINES AND LINES IN THE SAND
MỤC LỤC
English is below.
Sự kiện hàng loạt hãng thời trang nổi tiếng thế giới có hiện diện thương mại đồng thời tại Trung Quốc và Việt Nam như Gucci, LV, H&M, Uniqlo đối diện làn sóng tẩy chay dữ dội từ người Việt Nam trên mạng xã hội liên quan đến hành vi phục tùng pháp luật Trung Quốc gợi ra nhiều thách thức pháp lý mà các công ty đa quốc gia đang phải đối mặt.
Công ty đa quốc gia phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách chính trị của TỪNG quốc gia mà họ có mặt. Và một vấn đề đau đầu không thể tránh khỏi là có những quy định mang tính xung đột, mâu thuẫn giữa các quốc gia đó.
Đầu tiên, nguồn cơn của sự việc xuất phát từ việc sử dụng sức lao động của phạm nhân, người bị giam cầm tại Trung Quốc để sản xuất hàng hoá (trong trường hợp cụ thể này là bông). Đây là một điều hết sức bình thường ở Trung Quốc cũng như thậm chí tại Việt Nam (Theo Luật thi hành án hình sự 2019 của Việt Nam, Lao động là một nghĩa vụ đối với phạm nhân tại Điểm 27-2-d, phạm nhân chỉ được nghỉ lao động trong một số trường hợp nêu tại Khoản 32-4).
Nhưng đối với nhiều quốc gia phương tây, họ lại không nghĩ giống Việt Nam và Trung Quốc. Pháp luật nhiều nước, ví dụ như Mỹ, cấm nhập khẩu mọi hàng hoá mà trong quá trình sản xuất có sử dụng sức lao động của phạm nhân. Là công xưởng của thế giới, với mạng lưới chuỗi cung ứng phức tạp, nhiều khâu, nhiều công đoạn, hầu như mọi sản phẩm mà có một vài thành phần xuất xứ từ Trung Quốc đều có thể dính líu ít nhiều. Khi các chính phủ phương Tây tăng cường các hành động thực thi chống lại lao động phạm nhân, nhiều công ty đa quốc gia đã nhìn thấy những nỗ lực này có thể dẫn đến đâu. Họ bắt đầu nhận ra rằng tất cả các sản phẩm có chuỗi cung ứng dính líu đến Trung Quốc đều có thể bị ảnh hưởng.
Có thể hiểu, các công ty không muốn đối diện các tình huống tệ hại đó. Vì vậy, họ hy vọng nếu rằng buộc các nhà cung ứng bằng các thoả thuận RBA, CSR để ngăn chặn sản phẩm lao động của phạm nhân chen chân vào chuỗi cung ứng, đồng thời đưa ra các thông điệp về nhân quyền (giống như H&M gần đây liên quan đến nguyên liệu bông xuất phát từ Tân Cương) sẽ ngăn chặn được các tình huống xấu nhất. Và hy vọng của họ có lẽ đã được đặt đúng chỗ.
Bất hạnh thay là Trung Quốc không thích cách tiếp cận đó, thể hiện qua làn sóng tẩy chay dữ dội của thị trường tỉ dân này đối với các hãng thời trang quốc tế thời gian vừa qua. Người Việt có câu “Yêu thì yêu cả tông ti. ghét thì ghét cả đường đi lối về.” Câu này đúng với trường hợp này, khi người tiêu dùng Trung Quốc lôi được việc sử dụng bản đồ Trung Quốc không có đường chín đoạn của các hãng này, một hành vi tôn trọng luật pháp quốc tế nhưng vi phạm luật pháp Trung Quốc, để trút thêm dầu vào ngọn lửa mang tên “tẩy chay”, “bài trừ”.
Đặt vào tình thế của các hãng thời trang lớn, không sử dụng bản đồ có đường lưỡi bò thì sẽ bị cấm cửa tại Trung Quốc vì vi phạm pháp luật nước họ, nhưng nếu sử dụng thì bị coi là không tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức pháp lý này có phần dễ chịu hơn nhờ tư cách pháp lý độc lập của từng pháp nhân được thành lập tại từng quốc gia. Ví dụ, H&M Trung Quốc sử dụng bản đồ có đường lưỡi bò là hành vi vi phạm chủ quyền Việt Nam, nhưng lại tuân thủ pháp luật Trung Quốc; còn Việt Nam thì không thể nào xử phạt H&M Việt Nam vì đây là hai pháp nhân độc lập, và đương nhiên không thể nào xử lý H&M Trung Quốc vì không có quyền tài phán.
Với việc Trung Quốc dường như đang có vị thế rất mạnh, họ không có gì để mất khi gây sức ép với các doanh nghiệp nước ngoài phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của họ. Các công ty cần phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về việc đa dạng hoá đầu tư, chuyển dịch chuỗi cung ứng sang quốc gia khác, như là Việt Nam.
The event of world-famous fashion brands with commercial presence in both China and Vietnam such as Gucci, LV, H&M, Uniqlo are facing a fierce boycott wave from Vietnamese on social networks related to the acts of obeying the Chinese law raises many of the legal challenges for multinationals.
Multinational companies must ensure compliance with the laws and political policies of EACH country in which they have commercial presence. And an inevitable headache is that there are conflicting and confrontational regulations between these countries.
First, the source of the incident comes from using the prisoner labor, people who are imprisoned in China, to produce goods (in this case, cotton). This is a very normal thing in China as well as even in Vietnam (According to Vietnam's Law on Execution of Criminal Judgments 2019, doing labor is an obligation for prisoners pursuant to Point 27-2-d, and they are entitled to be off-work in only in few cases as stated in Clause 32-4).
But for many western countries, they share the same thought with Vietnam and China. The laws of many countries, such as the US, prohibit the import of all goods that are, during production processes, utilize prisoner labor. As the world’s biggest production place with complex supply chain networks, almost every product that has raw materials originating from China can be involved. As Western governments ramped up enforcement actions against prisoner labor, many multinationals saw how these efforts could lead. They begin to realize that all products with a supply chain linked to China can be affected.
Understandably, no company wants to deal with those dire situations. Therefore, they hope to request their suppliers to enter RBA and CSR agreements to prevent the prisoner labor linked products from going into the supply chain, while at the same time delivering messages on human rights (like H&M’s, recently related to cotton from Xinjiang) would prevent the worst case scenario. And their hope is probably in the right place.
Unfortunately, China does not like that approach, reflected in the fierce boycott of this billion-population market for international fashion firms recently. Vietnamese people have a saying, "If you love, you love the whole family. If you hate, you hate back and forth. " This adage is true in this case, when Chinese consumers are able to utilize those firms' use of a China map without nine-dash lines, an act of respecting international law but violating Chinese law, to pour more oil into the fire under the names "boycott", "elimination".
In their circumstances, not using a map with cow's tongue lines means they shall be banned in China because of violation of their country's law. But otherwise, it will be considered disrespectful to Vietnam. However, this legal challenge is somewhat more pleasant thanks to the independent legal status of each legal entity established in each country. For example, H&M China using a map with cow's tongue lines is considered as a violation of Vietnamese sovereignty, but in compliance with Chinese law; and Vietnam cannot sanction H&M Vietnam because they are two independent legal entities, and of course it is impossible to Vietnam government fine H&M China because they have no such jurisdiction.
With China seemingly in a very strong position, it has nothing to lose by pressuring foreign businesses that depend on its supply chains. Therefore, multinationals need to think more seriously about diversifying their investments and shifting their supply chains to other countries, such as Vietnam.
--------------------------------

Partner Tran Nhat Long


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc