1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

LUẬT SƯ GIỎI/UY TÍN TƯ VẤN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VĨNH YÊN

2747 Lao động

LUẬT SƯ GIỎI/UY TÍN TƯ VẤN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH TẠI VĨNH YÊN
MỤC LỤC

1. Một số vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình

- Khái niệm: Lao động giúp việc gia đình là người làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình

- Đặc điểm: 

+ Lao động giúp việc gia đình thực hiện thường xuyên các công việc trong gia đình, đây được coi là đặc điểm quan trọng nhất của loại hình lao động này vì công việc của họ được lặp đi lặp  lại mỗi ngày (nấu ăn, trông trẻ, lau dọn nhà cửa,…).

 + LĐGVGĐ làm trong môi trường khép kín, đơn lẻ bởi những nét đặc  thù của công việc, các lao động giúp việc gia đình rất ít có sự giao lưu với bên ngoài, không tham  gia các tổ chức đoàn thể nên dễ phải đối mặt với các nguy cơ: mắng chửi, đánh đập,  đe dọa, lạm dụng tình dục,…

 + LĐGVGĐ chủ yếu là nữ, trình độ học vấn thấp

- Vai trò: 

Thứ nhất, vai trò đối với chính lao động giúp việc gia đình: có việc làm, tạo thu nhập ổn định,  đảm bảo chi tiêu và góp phần cải thiện cuộc sống cho gia đình và địa phương.  Ngoài ra, thu nhập của người lao động từ giúp việc gia đình còn là nguồn tiết kiệm,  tích lũy, phòng tránh rủi ro xảy ra.

 Thứ hai, vai trò đối với NSDLĐ sử dụng lao động giúp việc gia đình: được san sẻ những gánh  nặng về công việc gia đình, từ đó chuyên tâm thực hiện công việc, tạo ra thu nhập  cao hơn. Mặt khác, lao động giúp việc gia đình còn là giải pháp hiệu quả trong việc chăm sóc tốt  cho các thành viên trong gia đình, ưu việt hơn so với dịch vụ như nhà trẻ, viện  dưỡng lão,..

 Thứ ba, vai trò đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước: khi thu nhập  của NLĐ và NSDLĐ tăng cao sẽ góp phần ổn định đời sống xã hội, đây cũng là  một trong những điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của  đất nước.


Quy định của pháp luật về lao động giúp việc gia đình: Thực trạng và một số kiến nghị

2.  Pháp luật điều chỉnh về điều kiện lao động đối với LĐGVGĐ

2.1. Thời giờ làm việc, thời giở nghỉ ngơi đối với LĐGVGĐ

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 89 NĐ 145/2020/ NĐ-CP quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối vơi LĐGVGĐ.

3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định này, trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:

a) Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;

b) Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.”

-  Thời giờ làm việc: Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. NSDLĐ có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho NLĐ biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

-   Thời giờ nghỉ ngơi: Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong HĐLĐ, NSDLĐ phải bảo đảm, tạo điều kiện cho NLĐ được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục.

Nghỉ hàng tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, hoặc theo tính chất công việc của quyền quản lý lao động, NSDLĐ có thể sắp xếp một ngày nghỉ trong tuần hoặc nếu không thể nghỉ theo thuần thì NLĐ được nghỉ tối thiểu 04 ngày/01 tháng

Nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ vì việc riêng, nghỉ không lương đối với LĐGVGĐ được quy định giống như những lao động khác, được quy định tại mục 2 Chương VII BLLĐ 2019 quy định về thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ.

Dịch Vụ Giúp Việc Nhà - Human Power

2.2. An toàn lao động, vệ sinh lao động đối với LĐGVGĐ

-  Trách nhiệm của NSDLĐ, NLĐ về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với LĐGVGĐ được quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 5 Điều 89 NĐ 145/2020/NĐ-CP:

“a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của người lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong quá trình làm việc

c) Người lao động có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú.”

NSDLĐ có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng máy, thiết bị, đồ dùng, các biện pháp phòng, chống cháy, nổ trong gia đình có liên quan đến công việc của NLĐ; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ trong quá trình làm việc. NLĐ có trách nhiệm chấp hành đúng hướng dẫn sử dụng trang thiết bị, đồ dùng và phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm các yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú. Do tính chất công việc đặc thù của LĐGVGĐ, họ thường xuyên tiếp xúc, sử dụng các trang thiết bị máy móc, đồ dùng có liên quan đến công việc tại gia đình của NSDLĐ, nên việc sử dụng đúng tính năng, công dụng và đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ là rất cần thiết. Ngoài ra LĐGVGĐ cần phải đảm bảo những yêu cầu vệ sinh môi trường của hộ gia đình, dân cư nơi cư trú, thực hiện nếp sống văn minh đô thị. Bên cạnh đó, với tư cách là người trực tiếp sử dụng lao động, hàng năm NSDLĐ phải bố trí để LĐGVGĐ được đi khám sức khỏe định kỳ. Chi phí khám sức khỏe do yêu cầu của NSDLĐ sẽ do NSDLĐ chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

-  Quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 89 NĐ 145/2020/NĐ-CP “b) Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm đối với người lao động theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;”. Tai nạn lao động bệnh, nghề nghiệp là những rủi ro nói chung mà có thể trực tiếp xảy ra đối với NLĐ trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, với tính chất đặc thù của LĐGVGĐ, NLĐ thường chỉ thường xuyên tiếp xúc những công việc mang tính nhẹ nhàng như nội trợ, chăm sóc người già, trẻ nhỏ, chăm hoa, cây cảnh, làm vườn, … đây là những công việc không mang yếu tố nặng nhọc tuy nhiên pháp luật hiện hành đã quy định trách nhiệm của NSDLĐ đối với LĐGVGĐ như những lao động khác được quy định tại Điều 38, 39 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

Chỉ 6% lao động giúp việc gia đình được hưởng an sinh xã hội toàn diện - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

3. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực LĐGVGĐ

Tranh chấp trong lĩnh vực LĐGVGĐ được xác định là tranh chấp lao động cá nhân. Căn cứ theo Mục 2 Chương XIV BLLĐ 2019.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân: Hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, tòa án nhân dân.

- Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động trong lĩnh vực LĐGVGĐ: Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi, thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi, Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi.

- Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động trong lĩnh vực LĐGVGĐ: Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định tại Điều 188 BLLĐ 2019. Hòa giải không thành tại hòa giải viên lao động, trong thời hiệu giải quyết tranh chấp, một trong các bên có quyền khởi kiện Tòa án và tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng Dân sự. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định tại ĐIều 189 BLLĐ 2019, Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trách nhiệm quản lý lao động là người giúp việc gia đình

Thực tế hiện nay, đã có rất nhiều LĐGVGĐ bị giữ giấy tờ tùy thân, bị giữ lương, … nhưng do thỏa thuận hợp đồng lao động bằng lời nói nới NSDLĐ cho nên họ rất khó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy pháp luật đã có những quy định cụ thể và khá chặt chẽ đối với loại ngành nghề lao động đặc biệt này tuy nhiên, thực trạng cho thấy khoảng 90% NLĐ GVGĐ thực hiện giao kết hợp đồng bằng lời nói, mà không ký kết văn bản. Với suy nghĩ chủ quan và hiểu biết chưa đầy đủ về pháp luật cũng như những quyền lợi của mình. Nên việc thực hiện và chấm dứt hợp đồng cũng được thực hiện một cách hết sức khó kiểm soát, vì không bị giàng buộc bởi bất kỳ văn bản pháp lý nào.                 

Trên đây là những nội dung về điều kiện lao động đối với Lao động giúp việc gia đình của Công ty Luật TNHH Youth & Partners đã cập nhật, cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm và theo dõi.     
NTY


          


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc