1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

Những điều cần biết khi sử dụng người lao động cao tuổi tại Vĩnh Phúc

2823 Lao động

Những điều cần biết khi sử dụng người lao động cao tuổi tại Vĩnh Phúc
MỤC LỤC

Tại thành phố Vĩnh Yên, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường… và các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì nhiều người lao động vẫn tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu thì được gọi là người lao động cao tuổi. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Do tính chất là người lao động đã cao tuổi, sức khỏe đã giảm sút nên pháp luật có những quy định riêng biệt cho đối tượng lao động này như không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi; Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc… Vậy khi sử dụng người lao động cao tuổi thì cần biết và chú ý những vấn đề gì? Bài viết sau của Công ty Luật TNHH Youth& Partners sẽ đưa ra một vài điểm đáng lưu ý khi sử dụng người lao động cao tuổi tại Vĩnh Phúc.

Căn cứ pháp lý: 

Bộ luật lao động năm 2019

1. Loại hợp đồng lao động được ký kết với người lao động cao tuổi?

Theo Bộ luật lao động năm 2019 thì chỉ cón 2 loại hợp đồng là hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn (không quá 36 tháng). Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn thì nếu hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn,

Tuy nhiên, đối với người lao động cao tuổi thì khoản 1 Điều 149 Bộ Luật này quy định “Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.”

Như vậy, khi dử dụng lao động cao tuổi, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.

2. Sử dụng người lao động cao tuổi có phải đóng bảo hiểm không?

Trường hợp 1: Nếu người lao động đang hưởng lương hưu

Khoản 2 Điều 149 Bộ luật lao động quy định:

Người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.

Khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu hằng tháng, người sử dụng lao động sẽ không phải đóng BHXH cho lao động đó. Nhưng doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo khoản 3 Điều 168 BLLĐ: “ Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp 2: Nếu người lao động chưa hưởng lương hưu

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: người lao động ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Như vậy, đối với người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm cho người lao động cao tuổi.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc gì?

Theo Khoản 3 Điều 149 Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.

Theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH về danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm thì  có 1.836 nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm được phân theo 42 nhóm ngành, lĩnh vực cụ thể: Khai thác khoáng sản; hóa chất; vận tải;  điện; thông tin liên lạc, bưu chính; sản xuất xi măng….

Trường hợp người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng theo Điều 30 Nghị định 28/2020/NĐ-CP

4. Thời giờ làm việc của người lao động cao tuổi được quy định như thế nào?

Điều 148 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:

“2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

Như vậy, người lao động cao tuổi và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về việc rút ngắn thời gian làm việc hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian. Người lao động cao tuổi sẽ được làm việc trong thời gian ngắn hơn so với người lao động thông thường.

Trên đây là những điểm đáng chú ý khi sử dụng người lao động cao tuổi tại Vĩnh Phúc mà người sử dụng lao động cần biết để tránh vi phạm quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ thông tin phía dưới để được giải đáp.

 NTQ

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc