Tranh chấp lao động là một hiện tượng phổ biến, thường xuyên và phát sinh không phải do ý muốn chủ quan của bất kỳ một chủ thể nào. Tranh chấp lao động tập thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, cần có một cơ chế điều chỉnh pháp luật về tranh chấp lao động tập thể để duy trì sự ổn định của quan hệ lao động.
1. Khái niệm về giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Theo quy định tại BLLĐ 2019 đã đưa ra được định nghĩa về tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. BLLĐ 2019 đã quy định rõ các nội dung TCLĐTT về quyền và lợi ích trong khoản 2, 3 Điều 179.
2. Đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Chủ thể tham gia: bao gồm các bên trong tranh chấp lao động như NLĐ, NSDLĐ hoặc chủ thể khác như công đoàn, cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc …
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết: Hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động, tòa án, … Tùy vào tranh chấp về quyền hay lợi ích mà pháp luật có những quy định khác nhau.
Đối tượng: là TCLĐTT về quyền hoặc lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện NLĐ với NSDLĐ, …
Nguyên tắc: đề cao sự tự nguyên thỏa thuận, thương lượng giữa các bên tranh chấp tuy nhiên có sự hạn chế tính tự nguyện của các bên tranh chấp.
3. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Pháp luật về TCLĐTT có thể được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận ghi nhân về nguyên tắc giải quyết tranh chấp, chủ thể có thẩm quyền tham gia giải quyết tranh chấp, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, phương thức giải quyết tranh chấp hoặc trình tự thủ tục giải quyết TCLĐTT.
3.1 Phương thức thương lượng
Thương lượng được hiểu là một quá trình mà các bên tranh chấp giải quyết trên tinh thần tự quyết định, thông qua hình thức thỏa thuân với nhau về giải pháp cho vụ tranh chấp đó. Trong quá trình thương lượng các bên sẽ tiến hành thỏa thuận các vấn đề liên quan tới vụ tranh chấp và đưa ra những phương án nhằm giải quyết vụ tranh chấp đó.
Các bên tự giác, tự nguyện thi hành các thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương lượng mà không thể tự yêu cầu cơ quan nhà nước hay cơ quan thi hành án ra lệnh cưỡng chế thi hành được.
3.2 Phương thức hòa giải
Hòa giải là một phương thức giải quyết TCLĐ giữa các chủ thể tranh chấp thông qua việc các bên thương lượng với sự trợ giúp của người thứ ba trung gian là HGVLĐ. Hòa giải có thể được thực hiện trong quá trình tố tụng hoặc ngoài tố tụng.
Quá trình giải quyết bằng hòa giải có những đặc điểm cơ bản sau:
- Hòa giải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập – có thể là cá nhân hoặc tổ chức được lựa chọn hoặc thành lập trên cơ sở quy định pháp luật. Chủ thể thực hiện hòa giải là người không có quyền lợi liên quan đến một hoặc trong các bên tranh chấp và có hiểu biết quy định pháp luật.
- Trong quá trình hòa giải người thứ ba có quyền kiểm soát hoạt động của các bên trên cơ sở các quy tắc hòa giải, đưa ra gợi ý về mặt nội dung để các bên lựa chọn và giải quyết và không áp đặt ý chí.
- Trong quá trình hỏa giải, các bên phải tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên tranh chấp. Nguyên tắc độc lập, khách quan, công bằng.
3.3 Phương thức trọng tài
Dưới góc độ là một phương thức giải quyết TCLĐ, trọng tài được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà trong đó có bên trung lập thứ ba (trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài lao động) có thẩm quyền đứng ra giải quyết các tranh chấp lao động.)
Khác với thương lượng và hòa giải ở chỗ nếu như thương lượng hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các bên thì trọng tài ngoài việc mềm dẻo theo yêu cầu, điều kiện của các bên trong trọng tài còn có quyền quyết định vụ việc tùy theo quy định pháp luật thì quyết định trọng tài mang tính khuyến nghị hoặc bắt buộc làm.
3.4 Tòa án
Giải quyết TCLĐTT tại Tòa án là phương thức giải quyết do Tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước, được tiến hành theo trình tự thủ luật định và phán quyết được đảm bảo thực hiện cưỡng chế nhà nước.
4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động tập thể
- Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết TCLĐ.
- Nguyên tắc coi trọng giải quyết TCLĐ thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái luật.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng luật.
- Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết TCLĐ.
- Nguyên tắc giải quyết TCLĐ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tiến hành sau khi có yêu cầu của các bên có tranh chấp.
5. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
- Về thẩm quyền:
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là hòa giải viên lao động, hội đồng trọng tài lao động và tòa án nhân dân theo Điều 191 BLLĐ 2019.
- Về thời hiệu yêu cầu giải quyết:
Điều 194 BLLĐ 2019 quy định:
"Điều 194. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động tập thể về quyền là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm."
Như vậy, đối với yêu cầu hòa giải viên là 06 tháng, hội đồng trọng tài là 09 tháng và tại tòa án nhân dân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên cho rằng quyền và lợi ích của mình bị vi phạm.
- Về trình tự, thủ tục tranh chấp lao động tập thể về quyền được giải quyết qua thủ tục:
1) hòa giải tại hòa giải viên lao động,
2) hội đồng trọng tài lao động hoặc giải quyết tại tòa án nhân dân. Khác với tranh chấp lao động cá nhân có những trường hợp đặc biệt riêng để có thể bỏ qua bước giải quyết, ở tranh chấp lao động tập thể về quyền điều này không đặt ra, đồng nghĩa với việc để giải quyết được yêu cầu, mục đích của mình, các bên phải tuân thủ trình tự, thủ tục theo thứ tự các bước, các giai đoạn giải quyết.
6. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
-Về thẩm quyền:
khoản 1 Điều 195 BLLĐ 2019 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thuộc về hòa giải viên lao động và hội đồng trọng tài lao động.
-Về trình tự thủ tục:
tranh chấp lao động tập thể có trình tự, thủ tục giải quyết gồm 2 bước: 1) Hòa giải tại hòa giải viên lao động và 2) giải quyết tại hội đồng trọng tài lao động.
Thứ nhất, hòa giải tại hòa giải viên lao động
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại hòa giải viên lao động tương tự như thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tập thể về quyền.
Điều 196 BLLĐ 2019
Thứ hai, giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài lao động
Điều 197 BLLD 2019
-Muốn thêm thông tin chi tiết gì vui lòng liên hệ với chúng tôi!
NTY