1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

VẤN ĐỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 TẠI VĨNH PHÚC

392 Lao động

VẤN ĐỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THEO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 TẠI VĨNH PHÚC
MỤC LỤC

1.  Một số khái niệm

-      Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

-      Chấm dứt hợp đồng lao động là chấm dứt việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Khi hợp đồng lao động chấm dứt, quan hệ lao động giữa các bên cũng sẽ không còn tồn tại, các bên không phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động.

Chấm dứt hợp đồng lao động là gì? Quy định của pháp luật hiện nay - MISA AMIS

2.  Một số đặc trưng cơ bản của hợp đồng lao động

Người lao động có nhu cầu làm việc và người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng lao động nên hai bên tự thỏa thuận để hình thành nên hợp đồng lao động. Tuy nhiên, vì sức lao động là loại hàng hóa đặc thù, hơn nữa trong quan hệ lao động có tính xã hội hóa nên ngoài những đặc điểm của hợp đồng thông thường thì hợp đồng lao động có những đặc thù sau:

-      Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm

-      Người lao động phải tự mình thực hiện công việc trong hợp đồng lao động và chịu sự quản lý của người sử dụng lao động.

-      Hợp đồng lao động được thực hiện trong một số thời gian nhất định và tại thời điểm đã được thỏa thuận

-      Những thỏa thuận trong hợp đồng lao động thường chỉ trong giới hạn pháp lí nhất định

Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với người lao động thế nào là đúng luật?

3.  Nội dung pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động

3.1                   Phân loại chấm dứt hợp đồng lao động

-      Căn cứ vào tình chất pháp lý của hành vi chấm dứ hợp đồng lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

-      Căn cứ ý chí chủ thể chấm dứt hợp đồng lao động: Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí hai bên mong muốn, chấm dứt hợp đồng lao động đơn phương do một bên, chấm dứt hợp đồng lao dộng do bên thứ ba.

Chúng ta sẽ phân tích các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo căn cứ ý chí của các bên.

a.  Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của hai bên

Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của hai bên là trường hợp hai bên đều thể hiện và bày tỏ mong muốn chấm dứt hợp đồng lao động hoặc một bên đề nghị và bên kia chấp nhận. Các trường hợp này được quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:

Trách nhiệm Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật

b.  Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của một bên

Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động theo ý chí của người lao động. Theo đó, Người lao động được chấm dứt hợp đồng lao động dù đó là hợp đồng lao động có thời hạn hay vô thời hạn, người lao động không cần lý do mà chỉ cần báo trước tùy theo từng dạng hợp đồng. Đây là điều khoản xuất phát từ quyền tự do lựa trọng và tránh tình trạng lao động cưỡng bức.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 35 Bộ Luật Lao động 2019.

Thứ hai, đơn phương chấm dứt hợp đồng do ý chí của người sử dụng lao động. Do trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động ở trong sự yếu thế hơn và do sự phụ thuộc của người lao động vào kinh tế, nên các quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động sẽ khắt khe hơn.

Căn cứ để người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động là:

-      Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc (Phải được quy định trong quy chế nội bộ của người sử dụng lao động, phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nếu có);

-      Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời gian hợp đồng lao động đối với hợp đồng dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

-      Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, phải thu hẹp hoặc di dời sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người sử dụng lao động đã thực hiện mọi biện pháp khắc phục.

-      Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định.

-      Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.

-      Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

-      Người lao động cung chấp không trung thực thông tin.

Hợp đồng lao động không thời hạn

c.   Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của bên thứ ba

Chấm dứt hợp đồng lao động cho ý chí của bên thứ ba thuộc vào các trường hợp quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7, 12 Điều 34 Bộ Luật Lao động 2019 bao gồm:

-        Người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp thả tự do;

-        Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực;

-        Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi nhân sự, mất tích hoặc đã chết;

-        Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Trên đây là một số tìm hiểu của chúng tôi về vấn đề: Chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ Luật Lao động 2019.

Để biết rõ hơn về thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động hay cần được tư vấn hỗ trợ pháp lý hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Xin cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm!

NTY


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc