1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Hỗ trợ doanh nghiệp

Hợp đồng của bạn có đang bảo vệ bạn / is your contract protecting you well enough?

2839 Hỗ trợ doanh nghiệp

Hợp đồng của bạn có đang bảo vệ bạn / is your contract protecting you well enough?
MỤC LỤC
Partner Trần Nhất Long
English is below.
Tôi từng nhận nhiều yêu cầu tư vấn từ các khách hàng nước ngoài về việc họ muốn kiện nhà cung ứng Việt Nam của mình. Câu hỏi đầu tiên của tôi luôn là, giữa họ và đối tác Việt Nam của họ có một bản hợp đồng đủ tốt để bảo vệ họ không. Và đa phần họ đều gật đầu rồi đưa cho tôi xem một bản hợp đồng đầy rẫy những điều khoản, mà khi đọc, có vẻ rất có lợi cho họ.
Và tôi hỏi họ, đối tác Việt Nam đã mất bao lâu để ký bản hợp đồng đó.
“Rất nhanh”, đa phần họ trả lời như vậy.
Và đó chính là vấn đề, tôi trả lời họ. Bên Việt Nam đã ký rất nhanh vì biết rằng các anh không thể làm gì được họ.
Sai lầm thứ nhất là, các anh đã lạm dụng những hợp đồng mẫu với những điều khoản quá thiên vị cho các anh khiến cho những Công ty Việt Nam có uy tín quá chần chừ trong việc ký kết hợp đồng, từ đó vuột mất nhiều bạn tốt. Các anh chỉ có thể làm ăn thuận lợi, ít gặp rủi ro nếu đối tác của các anh là những người bạn tốt.
Sai lầm thứ hai là, trong khi các điều khoản khác quá chặt chẽ, thì điều khoản về thiệt hại Hợp đồng lại quá lỏng lẻo. Thông thường, sẽ chỉ có những nội dung mà có thể tóm gọn thành một câu như “Bên vi phạm hợp đồng sẽ phải bồi thường mọi tổn thất, thiệt hại mình gây ra cho Bên bị vi phạm”.
Để buộc Bên kia phải chịu trách nhiệm, thì bạn phải có bằng chứng là thực sự đã có thiệt hại xảy ra. Nhưng toà án Việt Nam chỉ quan tâm đến những tổn thất vật chất có thể tính toán rõ ràng, và thực sự có thể chứng minh được nó là hậu quả của sự vi phạm của đối tác bạn. Đối tác của bạn giao chậm nguyên liệu 10 ngày kiến cho kế hoạch sản xuất bạn bị chậm, nhân viên bạn ngồi chơi và bạn vẫn phải trả lương cho họ, và bạn nghĩ rằng Đối tác kia đáng khinh kia phải bồi thường thiệt hại đó cho bạn? Không đâu, đối tác sẽ cười khẩy và nói chúc may mắn chứng minh được điều đó tại Toà. Và giữa hàng trăm lý do có thể gây ra những hậu quả đáng buồn kia, bạn muốn chứng minh nguyên nhân duy nhất của các hậu quả đó là do Đối tác của bạn. Phải hồi của tôi luôn là, “hãy kiềm chế sự nhiệt tình của mình lại”.
Và giả sử tôi giúp được bạn thu thập đủ bằng chứng để chứng minh mối liên hệ nguyên nhân – hậu quả nêu trên. Khó khăn tiếp theo là, bạn định đòi khoản bồi thường bao nhiêu. Bạn nghĩ mình xứng đáng được bồi thường 1 triệu USD. Mọi chuyện không đơn giản như thế, bạn phải tính được con số thiệt hại và chỉ đòi đúng con số đó. Đúng có nghĩa là không thể nghi ngờ gì nữa hoặc không thể có con số hợp lý hơn. Phía Bên kia có thể thừa nhận họ đã vi phạm hợp đồng, nhưng họ không tin con số của bạn là chính xác. Tiếp theo là sao, một vụ kiện tưởng sẽ nhanh chóng kết thúc bỗng chốc kéo dài vài năm vì tranh cãi đâu là mức thiệt hại chính xác.
Thường thì cái kết có hậu nhất là, giống như bạn đã cho Đối tác vay không lãi trong vòng nhiều năm. Tệ hơn thì, bạn mất kiên nhẫn và từ bỏ, chấp nhận để Đối tác trả một khoản tiền nhỏ hơn rất nhiều kỳ vọng ban đầu của bạn, và đương nhiên không phản ánh hết những thiệt hại mà bạn đã phải chịu.
Rất nhiều Công ty Việt Nam sẵn sàng ký kết hợp đồng với bạn mà không mất quá nhiều thời gian, vì họ biết rằng kiểu gì cũng nhận được tiền của bạn, rằng kiểu gì họ cũng sẽ vi phạm, rằng kiểu gì bạn cũng không làm gì được họ nếu thứ quý giá nhất với họ không phải là uy tín.
Vì vậy, để tránh phải hỏi tôi về việc phải đi kiện những kẻ khó ưa này. Trước tiên, hãy cố gắng soạn thảo một bản hợp đồng công bằng hơn, để khiến đối tác có ý muốn làm ăn lâu dài với bạn, nhưng cũng có thể bảo vệ bạn một cách thực chất. Nếu bạn không thể tự làm điều đó, hãy tìm đến chúng tôi. Ít nhất thì chúng tôi sẽ lấy thù lao ít hơn rất nhiều so với trường hợp bạn muốn khởi kiện.
Sau đó, hãy dè chừng nếu đối tác quá nhiệt tình muốn ký nhanh hợp đồng. Đôi khi, bạn hãy hạn chế sự nhiệt tình của mình lại.
Bài tới, tôi sẽ viết về làm sao để có một điều khoản Bồi thường hiệu quả.

I regularly receive consultation requests from foreign clients about their wish to sue their Vietnamese supplier. My first question is always, “is there a good enough contract between you and your Vietnamese supplier?”. Most of them nodded and showed me a contract full of terms that, when read, seemed to benefit them. And then I asked, “how long did it take the Vietnamese supplier to sign the contract?”. "Very quickly," most of them said. That is the problem, I mostly answered them like that. The Vietnamese side signed quickly because they knew there was nothing that “you” could do against them.
The first mistake is, you have overused templates with terms that are too biased for you, causing reputable Vietnamese companies to hesitate to sign contracts, thereby losing a lot of your would-be good friends. You can only do business smoothly, with less risk if your other side wants to be your long-term good friends.
The second mistake is, while the other terms are too strict, the Contract damage clause is too loose. Normally, those contract damage provisions could be summarized into some sentence such as "The breaching party will have to compensate for any loss or damage it causes to the aggrieved Party".
In order to hold the other Party accountable, you must have proof that the damage actually occurred. But Vietnamese courts are only concerned with material losses that can be clearly calculated, and can proved to have direct, causal relation with your supplier's breach. Your Supplier delivers raw materials 10 days late, slowing down your production plan, your staff sitting around and still earning full salaries, and you think that despicable Supplier must compensate for the damage. Is that for you? No, that Supplier will smirk and say good luck proving it in court. And among the hundreds of possible reasons for those sad consequences, you want to prove that the only cause of those damage is because of your Supplier? My reply is always, "Please curb your enthusiasm".
And suppose I can help you gather enough evidence to prove the cause-and-consequence relationship mentioned above. The next difficulty is how much compensation do you intend to claim. You think you deserve $ 1 million in compensation. Things are not so simple; you have to your damage and claim that exact amount. “Exact” means that there can be no more doubts or no more other plausible amount. Your supplier may admit they breached the contract, but they do not believe your number is correct. What's next: a lawsuit that was supposed to end quickly and suddenly could prolong several years for the Parties arguing what was the exact amount of damage.
Usually, the best ending is like you have lent your Supplier an interest-free loan for a few years. Worse, you would be impatient and giving up, letting the other side to pay a much smaller amount than your initial expectation, and of course not reflecting all the damage you have suffered.
Many Vietnamese companies are willing to sign contracts without taking too much time, because they know that they shall get your money, that they would breach your contract anyway, that you can do nothing to them if the most valuable thing to them is not reputation.
So, in order not to fall into this sad situation, not have to ask me about suing these nasty guys. First, try to draft a fairer contract, to make your partner want to do long-term business with you, but also to protect you substantially. If you can't do it yourself, you could reach out to us. At least we charge way less billing free than in the case that you wanted to sue them.
Then, be wary if the partner is too enthusiastic to quickly sign the contract.
Sometimes, curb your enthusiasm.
Next article, I will write about how to have an effective Contract damage clause.

HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc