Thủ tục thành lập công ty cổ phần gồm những gì? Yêu cầu và quy định khi thành lập công ty cổ phần là gì? Rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề thành lập công ty loại hình công ty cổ phần. Sau đây, Công ty Luật TNHH Youth&Partners xin được cung cấp thêm một số thông tin về thủ tục thành lập công ty cổ phần theo quy định mới nhất tại Luật Doanh nghiệp 2020
1. Ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần
1.1 Ưu điểm
- Không hạn chế số lượng thành viên tối đa.
- Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 điều 111 của luật này.
- Có thể phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
- Có tư cách pháp nhân.
- Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản theo tỷ lệ vốn góp.
- Có cấu trúc vốn và tài chính linh hoạt.
- Tính ổn định trong hoạt động kinh doanh và không hạn chế về thời gian tồn tại.
- Cơ chế quản lý tập trung cao.
1.2. Nhược điểm
- Số cổ đông nhiều, việc quản lý và điều hành sẽ khó khăn hơn.
- Dễ nảy sinh sự tranh giành và mâu thuẫn về quyền lợi.
- Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn so với các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về tài chính, kế toán.
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, để có thể đi vào hoạt động bình thường thì bạn phải tiến hành các thủ tục thành lập công ty cổ phần. Với kinh nghiệm đã thành lập cho nhiều công ty cổ phần,văn phòng luật sư số 1 Vĩnh Phúc xin đưa ra các bước để thành lập công ty cổ phần cho các bạn tham khảo.
2. Thủ tục thành lập Công ty cổ phần
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
+ Các hồ sơ mà cần phải chuẩn bị khi tiến hành thành lập công ty cổ phần bao gồm:
Giấy để nghị đăng ký kinh doanh (điền theo mẫu có sẵn của Sở kế hoạch đầu tư, lưu ý khi tiến hành soạn hồ sơ thì trong mục các ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải ghi đúng mã ngành cấp 4 và ghi theo hướng dẫn của Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Bộ kế hoạch đầu tư).
Dự thảo điều lệ (Đây là tài liệu rất quan trọng không chỉ là thủ tục để hoàn thiện việc thành lập công ty cổ phần mà dự thảo điều lệ còn quy định cách thức tổ chức và hoạt động của công ty trong quá trình công ty hoạt động. Vì vậy, một bản điều lệ chặt chẽ và rõ ràng sẽ góp phần không nhỏ đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và tránh những tranh chấp, rủi ro không đáng có).
Danh sách cổ đông sáng lập (lưu ý các thông tin của các cổ đông phải ghi chính xác, cụ thể)
+ Các giấy tờ khác:
+ Bản sao CMT của các cổ đông sáng lập còn hiệu lực;
+ Nếu cổ đông là tổ chức thì phải có bản sao giấy chứng nhận, trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
+ Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc/Tổng giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi bạn đã chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ thì sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Nếu hồ sơ đủ và đúng thì 03 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn nếu hồ sơ bị sai hoặc thiếu thì chuyên viên sẽ ra thông báo và yêu cầu bạn sửa hồ sơ (trong vòng 03 ngày làm việc sau khi nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa bạn sẽ nhận được thông báo). Sau khi nhận được thông báo và sửa theo yêu cầu của chuyên viên, bạn nộp hồ sơ đã sửa ở bộ phận một cửa và quy trình lại diễn ra như trên (tức là 03 ngày sau sẽ nhận được kết quả nếu hồ sơ đúng còn nếu không sẽ nhận thông báo để tiếp tục sửa).
Bước 3: Nhận kết quả và làm dấu
Căn cứ vào giấy hẹn trả kết quả, bạn quay lại bộ phận trả kết quả của bộ phận một cửa để nhận kết quả thành lập công ty cổ phần. Kết quả doanh nghiệp nhận được sẽ là 01 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản chính và 03 bản sao. Lưu ý khi nộp hồ sơ thì chủ doanh nghiệp có thể ủy quyền cho người khác đi nộp thay. Tuy nhiên, khi nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì người đại diện theo pháp luật phải là người trực tiếp đến lấy.
Sau khi đã nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp bắt đầu tiến hành khắc dấu. Doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên làm dấu 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và nhận 01 giấy hẹn. Sau 04 ngày làm việc kể từ ngày tiến hành thủ tục khắc dấu thì doanh nghiệp sẽ đến bộ phận trả dấu của cơ quan công an để lấy dấu doanh nghiệp. Lưu ý khi đến lấy dấu của doanh nghiệp thì người đại diện của công ty phải đến lấy dấu không thể ủy quyền cho người khác, khi đến lấy dấu người đại diện theo pháp luật phải mang theo CMND bản gốc và bản gốc giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần.
Bước 4: Khai báo thuế và đóng thuế môn bài
Chậm nhất là vào cuối cùng của tháng mà công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty phải tiến hành nghĩa vụ về thuế cụ thể là thuế môn bài đối với Nhà nước để đi vào hoạt động. Mức thuế môn bài được quy định cụ thể so với vốn điều lệ của công ty đăng ký khi thành lập.
Sau khi nộp xong thuế môn bài, công ty cổ phần có thể đi vào hoạt động kinh doanh bình thường.
Nếu còn vấn đề chưa hiểu hoặc gặp khó khăn trong việc thành lập công ty cổ phần, bạn hãy liên lạc ngay với Công ty Luật TNHH Youth&Partners để được tư vấn và giải đáp kịp thời.