1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Pháp luật dân sự và thừa kế

Đặc điểm của hộ kinh doanh

3487 Pháp luật dân sự và thừa kế

Đặc điểm của hộ kinh doanh
MỤC LỤC

Căn cứ:

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Các văn bản pháp luật khác có liên quan
  • Nội dung tư vấn:

    Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh rất khác với doanh nghiệp. Hộ kinh doanh có 3 đặc điểm cơ bản sau:

    1. Mô hình kinh tế nhỏ

    Khác với doanh nghiệp có thể to nhỏ tùy ý, hộ kinh doanh là một mô hình kinh tế nhỏ. Một người chỉ có thể làm chủ một hộ kinh doanh duy nhất trên cả nước và không có ngoại lệ (điều 67 nghị định 78/2013/NĐ-CP). 

    Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

    2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

    3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

    Có người lách luật bằng cách nhờ người khác đứng tên thay cho mình trên giấy tờ, tuy nhiên cách này khá rủi ro trong tương lai, dễ xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, chủ hộ kinh doanh cũng không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại

    Mô hình nhỏ còn thể hiện ở mức thuế mà hộ kinh doanh phải nộp. Tiêu biểu nhất là thuế môn bài, là thuế khoán theo mức thu nhập ước lượng của hộ kinh doanh, cụ thể:

    Thu nhập 100 – 300 triệu/năm: Mức thuế 300.000 đồng/năm

    Thu nhập trên 300 – 500 triệu: Mức thuế 500.000 đồng/năm

    Thu nhập trên 500 triệu: Mức thuế 1 triệu/năm

    2. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân

    Tư cách pháp nhân của một tổ chức thể hiện ở:

    • Tổ chức được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật
    • Có cơ chế tổ chức và quản lý rõ ràng
    • Có tài sản riêng và độc lập với chủ sở hữu
    • Tự nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật

    Ở đây, tuy hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật song lại không có cơ chế quản lý rõ ràng (do toàn là anh em, gia đinh tự phát); không có tài sản độc lập với chủ hộ, và tham gia quan hệ pháp luật trên danh nghĩa chủ hộ. do đó hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. 

    3. Nhân sự hạn chế

    Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động. Nếu từ 10 lao động trở lên thì hộ kinh doanh sẽ phải chuyển thành doanh nghiệp (điều 66 nghị định 78/2015/NĐ-CP)

    Điều 66. Hộ kinh doanh

    3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.

    Nếu vi phạm số lượng lao động, hộ kinh doanh sẽ bị phạt theo nghị định 50/2016/NĐ-CP

    Điều 41. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh

    1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    c) Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên;

    Đây là những đặc điểm của hộ kinh doanh. Bạn nên tham khảo kĩ càng để có quyết định đúng đắn nhé.

    Bất cứ khi nào bạn có nhu cầu tư vấn, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được giải đáp thắc mắc miễn phí. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tận tâm và dày dặn kinh nghiệm làm việc cùng các đối tác nước ngoài, DN FDI,… Y&P sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp về Đầu tư trong nước và ngước ngoài, lao động, Doanh nghiệp - Kinh doanh -Thương mại,  Đất đai, Giấy phép


    HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
    Công ty Luật TNHH Youth & Partners
    Thời gian – Tận tâm – Tận lực
    Hotline: (+84) 88 995 6888
    Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
    Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc