"Di chúc" là việc người có tài sản để lại tài sản của mình cho cá nhân, tổ chức khác dưới hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Đối với hình thức lập di chúc bằng văn bản, di chúc bằng văn bản có công chức là một loại di chúc được sử dụng phổ biến bởi thông thường, trước khi công chứng viên công chứng vào văn bản di chúc, công chứng viên có trách nhiệm xem xét tính hợp pháp, hợp lý của nội dung và hình thức văn bản. Các văn bản di chúc có công chứng thường đảm bảo tính phù hợp với quy định pháp luật.
Thông thường việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở. Qua bài viết dưới đây Công ty Luật Youth & Partners xin được tới quý bạn đọc những thông tin pháp luật hữu ích xoay quanh vấn đề “Công chứng di chúc tại nhà”.
1. Các trường hợp được công chứng tại nhà
Theo Điều 44 Luật Công chứng 2014 thì việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Trừ trường hợp:
- Người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được;
- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
- Có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy, có 3 trường hợp được công chứng ngoài trụ sở, việc này giúp giảm bớt thời gian đi lại cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của người yêu cầu công chứng. Và nếu có lý do hợp pháp thì người lập di chúc có thể yêu cầu thực hiện thủ tục công chứng di chúc tại nhà. Người yêu cầu công chứng phải ghi rõ: Lý do, địa điểm, thời gian yêu cầu công chứng vào Phiếu yêu cầu công chứng.
2. Quy trình công chứng di chúc tại nhà
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ khách hàng cần chuẩn bị gồm:
a) Giấy tờ nhân thân của người lập di chúc
- Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng;
- Sổ hộ khẩu.
b) Giấy tờ nhân thân của người hưởng di sản
- Giấy khai sinh
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có)
- Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng
- Sổ hộ khẩu.
c) Giấy tờ về tài sản
- Nhà đất: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Sổ tiết kiệm
- Động sản: Đăng ký xe,…
- Quyền tài sản: Cổ phiếu, cổ phần,…
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.
=> Số lượng: 01 bộ hồ sơ
d) Bản di chúc đã viết sẵn (nếu có)
e) Giấy tờ nhân thân của người làm chứng
Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người làm chứng (trong trường hợp cần có người làm chứng).
Bước 2: Công chứng viên ký công chứng Di chúc.
Bước 3: Nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.
- Phí công chứng: 50.000 đồng/trường hợp;
- Chi phí khác: Do sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng.
3. Thời hạn giải quyết:
Không quá hai (02) ngày làm việc; đối với giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười (10) ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định, niêm yết không tính vào thời hạn công chứng).
4. Dịch vụ lập di chúc tại nhà của Công ty Luật Youth & Partners
- Tư vấn soạn thảo di chúc.
- Công chứng di chúc tại nhà.
- Tư vấn chia di sản thừa kế theo pháp luật, di chúc.
- Tư vấn thủ tục Khai nhận di sản, từ chối nhận di sản thừa kế (văn bản từ chối nhận di sản)
- Kết hợp cùng phòng công chứng, UBND làm thủ tục Công chứng, chứng thực di chúc theo đúng quy định của pháp luật.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến di chúc – di sản – thừa kế khác.