1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Pháp luật dân sự và thừa kế

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại thực hiện thế nào?

3774 Pháp luật dân sự và thừa kế

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại thực hiện thế nào?
MỤC LỤC

Bồi thường thiệt hại là một trong những chế định rất quan trọng đối với người bị thiệt hại được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 nhằm bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại. Khi xảy ra thiệt hại thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại đó phải bồi thường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bên gây thiệt hại không có khả năng để bồi thường thiệt hại hoặc cố tình không bồi thường thiệt hại. Như vậy trong trường hợp này thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện không và quy trình khởi kiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty Luật TNHH Youth & Partners chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các vấn đề liên quan đến thủ tục khởi kiện đòi bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Khái niệm “Bồi thường thiệt hại”

Bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả của việc mình gây ra bằng cách đền bù cho bên bị thiệt hại những tổn thất về vật chất và về tinh thần. 

Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 thì : "Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác''.

Như vậy, theo quy định trên thì chỉ có 02 trường hợp cá nhân, pháp nhân không được bồi thường thiệt hại là khi các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.

Do đó, nếu một người bị xâm phạm quyền dân sự như quyền được bảo vệ hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… hoặc nghĩa vụ trong hợp đồng thì có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

2. Khi nào được khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Khi hai bên thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì thực hiện theo thỏa thuận đó. Tuy nhiên, trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người bị thiệt hại có thể thực hiện thủ tục khởi kiện để đòi bồi thường.

Mà theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án do vậy khi cá nhân, tổ chức mà bị thiệt hại thì đương nhiên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để đòi lại quyền lợi cho mình.

Trong đó, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, tổ chức.

Đồng thời, theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Do đó, nếu một người bị thiệt hại ngoài hợp đồng do các hành vi xâm phạm nêu trên thì có thể tự mình khởi kiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình khởi kiện tại Tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Hồ sơ và quy trình khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

a. Hồ sơ

- Đơn khởi kiện

- CMND hoặc hộ khẩu của người khởi kiện, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký hoạt động (nếu người khởi kiện là doanh nghiệp)

- Tài liệu liên quan tới nội dung vụ việc

- Văn bản/tài liệu là chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra, mức độ thiệt hại,…

- Tài liệu chứng minh lỗi của một trong các bên và chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa lỗi của một trong các bên với các thiệt hại thực tế xảy ra

- Chứng cứ/tài liệu chứng minh đã dùng nhiều biện pháp khắc phục nhưng vẫn không ngăn chặn/khắc phục  được các thiệt hại xảy ra

- Các chứng từ/ các bảng kê, các biên bản xác nhận/xác minh thiệt hại (nếu có)

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao)

- Biên lai nộp lệ phí hoặc tiền tạm ứng án phí (sau đó)

b. Quy trình thực hiện

Bước 1: Nộp đơn (hồ sơ khởi kiện) tại TAND có thẩm quyền

Bước 2: Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí

Bước 3: Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát.

Bước 4: Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết kiện đòi bồi thường thiệt hại

Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về dân sự trong đó có tranh chấp về bồi thường thiệt hại thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc.

Do đó, nếu muốn khởi kiện đòi bồi thường thì người khởi kiện sẽ gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người gây ra thiệt hại thường trú hoặc tạm trú.

5. Thời gian giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại

Quy định này được thể hiện từ Điều 191 đến Điều 220 Bộ luạt Tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, tùy từng tính chất vụ tranh chấp mà một vụ khởi kiện đòi bồi thường có thể kéo dài từ 06 - 08 tháng gồm các công việc:

- Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

- Thẩm phán ra quyết định sửa đổi, bổ sung, thụ lý hay trả lại đơn khởi kiện.

- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí.

- Tòa án tiến hành lập hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải…

- Đưa vụ án ra xét xử…

6. Phí, lệ phí khởi kiện là bao nhiêu?

Án phí dân sự được thể hiện cụ thể tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 gồm có giá ngạch hoặc không có giá ngạch.


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc