1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Pháp luật dân sự và thừa kế

Vĩnh Phúc – Giải quyết chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn

3235 Pháp luật dân sự và thừa kế

Vĩnh Phúc – Giải quyết chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn
MỤC LỤC

Trong xã hội hiện nay, việc "sống thử” đang diễn ra rất phổ biến. Đây là thực trạng nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, trong thời gian chung sống như vợ chồng này thì các cặp đôi có thể cùng tạo dựng nên một khối tài sản chung. Vậy khi hết thời gian sống chung thì khối tài sản này sẽ thuộc về ai? Phân chia tài sản chung khi không đăng ký kết hôn được thực hiện như thế nào? Những trường hợp này, khi chia tay, việc chia tài sản và giải quyết quyền nuôi con chung sẽ không thực hiện giống như những vợ chồng có đăng ký kết hôn. Trong quá trình giải quyết các vụ án như vậy tại Vĩnh Phúc, Công ty Luật TNHH Youth & Partners nhận được rất nhiều câu hỏi như Không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau thì tài sản tạo lập được có phải là tài sản chung không ? Phân chia tài sản chung như thế nào trong hợp này là đúng quy định? Trong bài viết này, Youth & Partners sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho Quý bạn đọc nắm được thông tin.

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ Luật Dân sự 2015

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

2. Về quan hệ hôn nhân

Theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Do đó, cần hiểu rằng, quan hệ hôn nhân hay việc kết hôn được pháp luật công nhận là quan hệ hôn nhân được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình và pháp luật về hộ tịch.

Còn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì chung sống như vợ chồng được hiểu là: " Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng”.

Khác với vợ chồng hợp pháp, việc chung sống như vợ chồng là nam và nữ tự nguyện sống chung với nhau và coi nhau như vợ chồng mà không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn. Như vậy, việc các cặp đôi chung sống nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định thì không có giá trị pháp lý, tức là không được pháp luật thừa nhận là quan hệ hôn nhân. Do đó, việc chung sống lúc này không có giá trị pháp lý dù cặp đôi có làm đám cưới.

Tóm lại, trường hợp nam/nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền; nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

3. Về con chung

Về thủ tục, các cặp đôi chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn hoàn toàn có quyền đăng ký khai sinh cho con. Việc đăng ký khai sinh được thực hiện đúng theo quy trình tại UBND cấp xã và ghi nhận họ tên cha, mẹ trên Giấy khai sinh thì có căn cứ xác định là con chung của hai người.

Đối với con chung trong trường hợp này, pháp luật quy định: Quyền, nghĩa vụ của những người chung sống như vợ chồng được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình về nghĩa vụ của cha, mẹ và con.

Như vậy, quyền, nghĩa vụ nuôi con của những cặp đôi không có đăng ký kết hôn sau khi chia tay được giải quyết theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn. Cụ thể:

Sau ly hôn, cha mẹ có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái (bao gồm:  chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình) theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Về người trực tiếp nuôi dưỡng con được hai cha mẹ thỏa thuận, bao gồm nghĩa vụ, quyền của mỗi bên đối với con sau khi ly hôn/chia tay; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên cha/mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trên cơ sở quyền lợi về mọi mặt của con trẻ; trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì nguyện vọng của con sẽ được xem xét.

Đặc biệt trường hợp, Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định, sau khi chia tay thì các cặp đôi không đăng ký kết hôn đều có quyền nuôi con. Cả hai đều có thể thoả thuận về việc ai sẽ là người nuôi con sau khi chia tay, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi tốt nhất đối với con trẻ.

 Liên quan đến việc khai sinh cho con, chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi về việc khi đăng ký khai sinh cho con có cần đăng ký kết hôn không? Đối với câu hỏi này, căn cứ vào quy định tại Luật hộ tịch cũng như các văn bản hướng dẫn pháp luật vẫn cho phép làm giấy khai sinh tương tự như đối với con trong quan hệ hôn nhân, nếu cha mẹ chưa đăng ký kết hôn thì cần phải làm thủ tục nhận con theo quy định pháp luật.

4. Về tài sản

Như đã nêu trên, nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. 

Do đó, tài sản giữa trong trường hợp này sẽ được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung sẽ được chia theo thỏa thuận; trường hợp các bên không thống nhất được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết và có tính đến công sức đóng góp cũng như ưu tiên quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con trẻ.

Theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành: Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp có thỏa thuận được thì sẽ được giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc giải quyết vấn đề tài sản sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015. Theo tinh thần của Bộ Luật Dân sự:

Về tài sản riêng: Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó.

Về tài sản chung: Trường hợp tài sản sở hữu chung có thể phân chia thì các bên đều có quyền yêu cầu chia tài sản; nếu tài sản này không thể chia được bằng hiện vật thì sẽ được trị giá thành tiền để chia. Nếu các bên không thể thỏa thuận thì có thể đưa vụ việc/vụ án ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét.

5. Khởi kiện phân chia di sản khi không đăng ký kết hôn

Để có thể giải quyết tranh chấp về tài sản; cá nhân có thể tiến hành gửi yêu cầu khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: 

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây: a) Tranh chấp về dân sự; hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này; trừ tranh chấp quy định tại khỏa 7 Điều 26 của Bộ luật này”

Như vậy; tòa án nhân dân cấp huyện sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trường hợp phân chia tài sản khi không đăng ký kết hôn. Cá nhân có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn; hoặc nơi bị đơn làm việc để khởi kiện phân chia tài sản.

6. Luật sư Youth & Partners bảo vệ quyền lợi khi tranh chấp tài sản trường hợp không đăng ký kết hôn

Đối với các vụ tranh chấp tài sản chung đối với vợ chồng không đăng ký kết hôn, Luật sư của Công ty Luật Youth & Partners có thể hỗ trợ, cung cấp những dịch vụ sau:

- Tư vấn về trình tự, thủ tục; tư vấn phương hướng tốt nhất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;

- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo các văn bản, đơn đề nghị, đơn yêu cầu để bảo vệ quyền lợi của khách hàng;

- Tham gia trực tiếp theo phương thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp hoặc đại diện theo ủy quyền từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự. Lúc này Luật sư có thể:

Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của Toà án trong thời gian giải quyết vụ án; Tham gia việc hoà giải, các phiên tòa hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;

Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

Tranh luận, bảo vệ quyền lợi tại phiên toà.

DTTH


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc