1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Pháp luật dân sự và thừa kế

TƯ VẤN THỦ TỤC MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO TẠI VĨNH PHÚC

4849 Pháp luật dân sự và thừa kế

TƯ VẤN THỦ TỤC MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO TẠI VĨNH PHÚC
MỤC LỤC

Nỗi khát khao có con luôn là một nhu cầu rất nhân văn của những cặp vợ chồng không may bị hiếm muộn, vô sinh. Trong thực tế cuộc sống, các trường hợp vô sinh hiếm muộn xảy ra ngày càng nhiều và có nguy cơ tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

 Mang thai hộ là một quy định mới được ghi nhận trong Bộ luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Đây cũng là một trong những điểm sáng, những đột pháp trong công tác lập pháp của của nước ta. Có thể nói, quy định này có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với các vợ chồng vô sinh, hiếm muộn mà còn có ý nghĩa đối với Nhà nước trong việc quản lý xã hội.

Vậy pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về vấn đề “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” như thế nào? Sau đây 𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒚 𝑳𝒖𝒂̣̂𝒕 𝒀𝒐𝒖𝒕𝒉 & 𝑷𝒂𝒓𝒕𝒏𝒆𝒓𝒔 sẽ cung cấp, cũng như chia sẻ đến bạn đọc cả nước nói chung và tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng những thông tin pháp luật hữu ích liên quan đến vấn đề "Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo" thông qua bài biết dưới đây nhé!

1. Khái niệm “Mang thai hộ”

Theo khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

2. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Theo quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ, để được mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cả người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ đều phải đáp ứng những điều kiện nhất định:

Người nhờ mang thai hộ

- Vợ chồng đang không có con chung;

- Có xác nhận của tổ chức y tế về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Người mang thai hộ

- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ 01 lần;

- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế về khả năng mang thai hộ. Nếu có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng…

3. Các bệnh viện được phép thực hiện mang thai hộ

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 98/2016/NĐ-CP, các bệnh viện như Phụ sản Trung ương, Đa khoa Trung ương Huế, Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh… được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Ngoài ra, các bệnh viện khác phải đáp ứng yêu cầu:

- Có ít nhất 02 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép;

- Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1000 chu kỳ mỗi năm trong 02 năm.

4. Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Theo Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:

– Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo mẫu;

– Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo mẫu;

– Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;

– Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;

– Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

– Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định và đã từng sinh con;

– Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;

– Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

– Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;

– Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

– Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

– Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định.

5. Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc