1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Đất đai

VỢ HOẶC CHỒNG LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÌ CÓ ĐỨNG TÊN CẢ HAI VỢ CHỒNG TRÊN GCN QSDĐ TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC KHÔNG?

528 Đất đai

VỢ HOẶC CHỒNG LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THÌ CÓ ĐỨNG TÊN CẢ HAI VỢ CHỒNG TRÊN GCN QSDĐ TẠI VIỆT NAM ĐƯỢC KHÔNG?
MỤC LỤC

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, người nước ngoài quan tâm và mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, việc người nước ngoài có được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam hay không? không chỉ là vấn đề liên quan đến quyền lợi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và các chính sách quản lý đất đai của quốc gia. Bài viết sau đây của Y&P này sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Vợ hoặc chồng là người nước ngoài thì có đứng tên cả hai vợ chồng trên GCN QSDĐ tại Việt Nam không?

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Dân sự 2015

Luật Đất đai 2013

Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

1. Vợ hoặc chồng là người nước ngoài thì có đứng tên cả hai vợ chồng trên GCN QSDĐ tại Việt Nam không?

Theo quy định tại Điều 3.16 Luật Đất đai 2013

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Bên cạnh đó, Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

  1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
  2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
  3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
  4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
  5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
  6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
  7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Như vậy, theo quy định trên, người nước ngoài ở trong nước hoặc ở nước ngoài đều không thuộc các đối tượng được quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do đó, trong trường hợp có vợ hoặc chồng là người nước ngoài thì không thể đứng tên cả hai vợ chồng trên GCN QSDĐ. Thay vào đó, chỉ có người vợ hoặc người chồng là người Việt Nam mới có thể đứng tên trên GCN QSDĐ tại Việt Nam.

Free Scenic View of Rice Paddy Stock Photo

(Vợ hoặc chồng là người nước ngoài thì có đứng tên cả hai vợ chồng trên GCN QSDĐ tại Việt Nam không? - ảnh minh họa)

2. Trong trường hợp bố mẹ vợ tặng cho riêng người vợ thì tài sản đó có được coi là tài sản riêng của người vợ không?

Theo quy định tại Điều 33.1 và Điều 43.1 Luật HN&GĐ 2014 quy định như sau:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Theo các quy định trên, Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được tặng cho riêng sau khi kết hôn là tài sản riêng của vợ, chồng.

Với trường hợp Quyền sử dụng đất được bố mẹ của người vợ/chồng tặng cho riêng người vợ/chồng nên được xác định là tài sản riêng của người vợ/chồng. Tuy nhiên, để rõ ràng,  cần lưu ý thể hiện rõ trong Văn bản tặng cho tài sản là “tặng cho riêng con là….”

Bên cạnh đó, Điều 44.1 Luật HN&GĐ 2014 quy định “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung”.

Theo đó, người vợ/người chồng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình, như vậy, trong trường hợp người vợ bán mảnh đất này thì không cần phải có sự đồng ý của người còn lại.

3. Số tiền người vợ bán mảnh đất là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân có được coi là tài sản chung của vợ chồng không?

Thứ nhất, số tiền người vợ thu được từ việc bán đất là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của mình, không phải là “sản vật được sinh ra một cách tự nhiên” hay “thu được từ việc khai thác tài sản” – phát sinh từ hoa lợi, lợi tức.

Thứ hai, theo Điều 43.2 Luật HN&GĐ 2014 quy định thì “Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng”.

Như vậy, số tiền có được từ việc bán mảnh đất trên là tài sản riêng của người vợ.

Đơn vị uy tín tư vấn và hỗ trợ thực hiện các thủ tục đất đai tại Vĩnh Phúc

Công ty Luật TNHH Youth and Partners tự hào là đơn vị uy tín với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình Y&P Lawfirm sẽ tư vấn, hỗ trợ và thực hiện cùng bạn những vấn đề liên quan tới việc thực hiện các thủ tục đất đai tại Vĩnh Phúc. Giúp Khách hàng tránh vướng phải những rắc rối không cần thiết. Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào trong khi thực hiện các thủ tục trên hoặc không có thời gian để tự mình thực hiện, hãy liên hệ đến Y&P Lawfirm, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất. 

 Bài viết tham khảo:

ĐIỀU KIỆN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG, TẶNG CHO VÀ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

TÌM HIỂU "ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ" VÀ CÁCH TÍNH THUẾ ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 2024

LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ NHÀ, ĐẤT: THỦ TỤC NỘP TẠI CHI CỤC THUẾ VÀ THỜI HẠN CẦN LƯU Ý


 

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc