1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

CÁCH CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐÚNG LUẬT [CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2024]

229 Lao động

CÁCH CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐÚNG LUẬT [CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2024]
MỤC LỤC

Chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động sao cho phù hợp với quy định của pháp luật mà vẫn đảm bảo lợi ích của cả người sử dụng lao động và người lao động vốn là một thách thức lớn.  Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng hoặc vi phạm quy định pháp luật lao động, họ sẽ đối mặt với những rủi ro pháp lý nghiêm trọng từ khiếu nại và kiện tụng của người lao động, có thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng bị coi là trái pháp luật. Do đó, chủ đề "Cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật" mà Y&P Law Firm sẽ cung cấp cho doanh nghiệp kiến thức tổng quát về quy trình chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định pháp luật mới nhất 2024.

1. Thế nào là chấm dứt hợp đồng lao động?

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc kết thúc mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động theo một trong các trường hợp được quy định bởi pháp luật.

Có nhiều lý do để chấm dứt hợp đồng lao động, như hết thời hạn hợp đồng, thỏa thuận giữa hai bên, đơn phương chấm dứt của một bên, sa thải, cắt giảm lao động, nghỉ hưu hoặc do các nguyên nhân khách quan khác. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, các bên cần tuân thủ về thời gian báo trước theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019.

2. Chấm dứt hợp đồng đúng luật mang lại lợi ích gì?

Nếu chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật, người lao động và người sử dụng lao động sẽ có những lợi ích sau:

- Người lao động sẽ được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.... Người lao động cũng sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

- Người sử dụng lao động sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động, không bị kiện tụng hoặc xử phạt hành chính vì vi phạm pháp luật lao động. Người sử dụng lao động cũng sẽ duy trì được uy tín và mối quan hệ tốt với người lao động.

Ngoài ra, chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động tìm kiếm những công việc và nhân lực phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật

3.1 Các trường hợp được chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định

Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 có 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong đó có 6 trường hợp do người lao động đơn phương chấm dứt, 5 trường hợp do người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt và 2 trường hợp do hai bên thỏa thuận hoặc do điều kiện khách quan cụ thể như sau:

1. Người lao động (NLĐ) hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện cho người lao động (theo Khoản 4, Điều 177).

2. NLĐ đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

3. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên.

4. NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5, Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

5. NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. NLĐ chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

7. Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.

10. NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.

11. NSDLĐ cho người lao động thôi việc theo quy định.

12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ trái luật

(Cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật - Ảnh minh họa)

3.2 Tuân thủ quy định về thời gian báo trước khi chấm dứt HĐLĐ

Quy định về thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động có liên quan đến quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Theo Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, thời gian báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động phụ thuộc vào loại hợp đồng và nguyên nhân chấm dứt, cụ thể như sau:

- Nếu hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì phải báo trước cho bên còn lại ít nhất 45 ngày.

- Nếu hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ 12 đến dưới 36 tháng, thì phải báo trước cho bên còn lại ít nhất 30 ngày.

- Nếu hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước cho bên còn lại ít nhất 03 ngày.

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể:

  • Ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ không thời hạn hoặc HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
  • Ít nhất bằng 1/4 thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.

- Nếu hợp đồng lao động chấm dứt trong thời gian thử việc, thì không cần phải báo trước.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp mà không cần phải báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, như:

1) Theo khoản 2 điều 35, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước trong các trường hợp sau:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác.

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác.

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động.

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

- Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

2) Theo khoản 3 điều 36, người sử dụng lao động không cần báo trước cho người lao động trong 2 trường hợp sau:

- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày sau khi hết thời hạn tạm hoãn HĐLĐ.

- NLĐ tự ý bỏ việc trong vòng 5 ngày làm việc liên tục mà không có lý do chính đáng.

3.2.1 Hình thức báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động

Hiện nay chưa có văn bản pháp lý chính thức nào quy định cụ thể về hình thức báo trước nhưng để có bằng chứng là đã báo trước cho bên còn lại theo đúng quy định thì:

- Người lao động nên nộp đơn hoặc viết mail xin nghỉ việc để thông báo về việc chấm dứt hợp đồng và xin xác nhận từ nhà quản lý.

- Người sử dụng lao động có thể gửi thông báo bằng văn bản hoặc qua email cho người lao động được biết.

4. Cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật là gì?

Căn cứ theo các quy định nêu đã nêu bên trên. Hiện nay có nhiều cách để người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật như:

1) Chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp: do hết thời hạn, hoàn thành công việc, bị kết án, bị trục xuất, mất năng lực, mất tích hoặc chết.

2) Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên.

3) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của một bên, nhưng phải tuân thủ các quy định về thời gian báo trước cho bên còn lại.

4) Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế hoặc do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.

5) Chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian thử việc.

Hy vọng những chia sẻ trên từ Y&P Law Firm đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin:

Văn phòng luật sư uy tín tại Vĩnh Phúc

Y&P Law firm tự hào là Công ty Luật tư vấn cho doanh nghiệp hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:

6 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa...

5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường...

Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Chúng tôi đặc biệt am hiểu về một số bộ quy tắc CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp), như RBA...

Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.

Bài viết tham khảo:

>>> GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ SAU THỜI GIAN BẮT ĐẦU LÀM VIỆC

>>> GIẤY RA VIỆN CỦA CON KHÔNG CÓ TÊN BỐ MẸ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU?


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc