1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG

560 Lao động

DANH MỤC CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÉP CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
MỤC LỤC

Cho thuê lại lao động là một loại hình kinh doanh đặc biệt, vì nó liên quan trực tiếp đến nguồn lực quan trọng nhất: lao động con người. Vì vậy, không chỉ riêng Việt Nam, pháp luật một số nước khác trên thế giới cũng quy định khá chặt chẽ thủ tục hoạt động đối với mô hình kinh doanh này. Để hiểu rõ hơn về hoạt động cho thuê lại lao động, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Y&P.

Thế nào là cho thuê lại lao động?

Theo Điều 52 Bộ luật lao động 2019, cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Danh mục công việc được phép cho thuê lại lao động

Các ngành nghề được phép cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục II, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, bao gồm:

STT

Công việc

1

Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký

2

Thư ký/Trợ lý hành chính

3

Lễ tân

4

Hướng dẫn du lịch

5

Hỗ trợ bán hàng

6

Hỗ trợ dự án

7

Lập trình hệ thống máy sản xuất

8

Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông

9

Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất

10

Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy

11

Biên tập tài liệu

12

Vệ sĩ/Bảo vệ

13

Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại

14

Xử lý các vấn đề tài chính, thuế

15

Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô

16

Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất

17

Lái xe

18

Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển

19

Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí

20

Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay

Nội dung chủ yếu của hợp đồng cho thuê lại lao động

Theo quy định tại Điều 55.1 của Bộ luật lao động 2019 thì hợp đồng cho thuê lại lao động là hợp đồng được ký kết giữa Doanh nghiệp (bên cho thuê lại lao động) và đối tác (bên thuê lại lao động) bằng văn bản:

“Điều 55. Hợp đồng cho thuê lại lao động

1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.”

Căn cứ vào quy định trên thì hợp đồng cho thuê lại lao động bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
  • Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
  • Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

Cần lưu ý rằng, hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà Doanh nghiệp (doanh nghiệp cho thuê lại lao động) đã ký với người lao động (Điều 55.3 của Bộ luật lao động 2019). Bên cạnh đó, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.


Danh mục công việc được phép cho thuê lại lao động (Ảnh minh họa)

Các chế tài xử phạt liên quan đến điều kiện thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động  

Liên quan đến Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động

Theo quy định tại Điều 13.5.(a) và Điều 13.7, Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì bên cho thuê lại lao động có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sau:

  • Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
  • Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 13.9.(b) Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì trong trường hợp này, để khắc phục hậu quả, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ buộc doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động.

Liên quan đến danh mục công việc cho thuê lại lao động

 Theo quy định tại Điều 13.6.(b), Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì bên cho thuê lại lao động có thể bị phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi “Cho thuê lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động”.

Một số vi phạm cần lưu ý khác

-  Đối với hành vi cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng, bên cho thuê lại lao động có thể bị phạt tiền từ 190.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

-  Đối với hành vi không thông báo cho người lao động thuê lại các nội dung về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng cho thuê lại lao động, bên cho thuê lại lao động có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;

-  Đối với một trong các hành vi: trả lương cho người lao động thuê lại thấp hơn tiền lương của người lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao động; không thực hiện đúng các chế độ với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động, bên cho thuê lại lao động có thể bị phạt tiền theo một trong các mức sau đây:

  • ·Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  • Từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Văn phòng luật sư uy tín tại Vĩnh Phúc

Y&P Law firm tự hào là Văn phòng luật sư tư vấn dự án đầu tư, giấy phép môi trường hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.

 Bài viết tham khảo:

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NỘI QUY LAO ĐỘNG TẠI VĨNH PHÚC

NTL


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc