1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

DOANH NGHIỆP PHẢI CÓ PHÒNG Y TẾ KHI CÓ QUY MÔ LÀ BAO NHIÊU LAO ĐỘNG

66 Lao động

DOANH NGHIỆP PHẢI CÓ PHÒNG Y TẾ KHI CÓ QUY MÔ LÀ BAO NHIÊU LAO ĐỘNG
MỤC LỤC

Phòng y tế trong Doanh nghiệp là một phòng ban quan trọng đối với sức khỏe của người lao động trong doanh nghiệp. Trong đó, quy mô lao động của mỗi doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng để xác định cần thiết hay không cần có một phòng y tế trong doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này mời quý bạn đọc theo dõi bài viết của Y&P Law Firm chúng tôi.

Cơ sở pháp lý:

1. Sử dụng bao nhiêu lao động thì phải có phòng y tế?

Căn cứ Khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc tổ chức bộ phận y tế trong doanh nghiệp như sau:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, người sử dụng lao động phải bảo đảm:

  • Có ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 lao động.
  • Có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 lao động.
  • Có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 lao động.
  • Phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác phải bảo đảm:

  • Ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 lao động.
  • Ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 lao động.
  • Có 01 bác sỹ và 01 người làm công tác y tế khác: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 lao động.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển sử dụng từ 1000 lao động trở lên buộc phải thành lập phòng y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Các doanh nghiệp còn lại không được đề cập ở trên không thuộc diện phải thành lập phòng y tế nhưng phải đảm bảo bố trí số lượng người làm công tác y tế theo đúng quy định để thực hiện chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp có bị xử phạt nếu không thành lập phòng y tế theo quy định?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển sử dụng từ 1000 lao động trở lên buộc phải thành lập cơ sở y tế.

Tuy nhiên, nếu không thể bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy địn thì doanh nghiệp có thể ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực để thay thế bộ phận y tế, đảm bảo sức khỏe cho người lao động (khoản 5 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP).

Ngoài ra, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự định ký hợp đồng phải đảm bảo các điều kiện sau:

Thứ nhất, cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy mô lao động.

Thứ hai, có mặt kịp thời tại doanh nghiệp khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, khi tiến hành ký hợp đồng đối với cơ sở khám chữa bệnh thay cho việc thành lập bộ phận y tế, doanh nghiệp phải thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà mình ký hợp đồng với Sở Y tế cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trường hợp không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác y tế hoặc không ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực hoặc bố trí người làm công tác y tế không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 21 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

 

Văn phòng luật sư uy tín tại Vĩnh Phúc

Y&P Law firm tự hào là Văn phòng luật sư tư vấn dự án đầu tư, giấy phép môi trường hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.

Bài viết tham khảo:

THỦ TỤC CHUYỂN ĐỔI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI THAY ĐỔI TRỤ SỞ CÔNG TY

LỢI ÍCH KHI DOANH NGHIỆP SỬ DỤNG PHÒNG PHÁP CHẾ THUÊ NGOÀI

 

 

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc