1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

THỜI GIAN NGHỈ GIỮA GIỜ, NGHỈ GIẢI LAO CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO THỜI GIAN LÀM VIỆC KHÔNG?

3663 Lao động

THỜI GIAN NGHỈ GIỮA GIỜ, NGHỈ GIẢI LAO CÓ ĐƯỢC TÍNH VÀO THỜI GIAN LÀM VIỆC KHÔNG?
MỤC LỤC

Công ty tôi đang thực hiện thời gian làm việc bình thường là 08 giờ/ngày. Hàng ngày, thời gian làm việc bắt đầu từ 08h30 đến 17h30, thời gian nghỉ trưa từ 12h00 đến 13h00. Như vậy, người lao động được nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao ít nhất bao nhiêu phút? Thời gian nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao có được tính vào thời gian làm việc không? Không cho người lao động nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao thì công ty bị xử phạt như thế nào? Để được giải đáp câu hỏi trên hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Y&P:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động 2019
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 12/2022/NĐ-CP

Làm việc 8 giờ/ngày thì người lao động được nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao ít nhất bao nhiêu phút?

Căn cứ vào Điều 109 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ trong giờ làm việc như sau:

Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc

1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Theo đó, thời giờ làm việc được quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động 2019 như sau:

Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần.

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp của Doanh nghiệp cho người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường là 08 giờ/ngày thì người lao động sẽ được nghỉ giữa giờ (“Nghỉ giữa giờ”) ít nhất 30 phút liên tục.

Tuy nhiên, cần lưu rằng, ngoài thời gian nghỉ giữa giờ nêu trên, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao (“Nghỉ giải lao”) và ghi vào nội quy lao động (Khoản 2, Điều 109, Bộ luật Lao động 2019). Hiện nay, pháp luật lao động không có quy định cụ thể các đợt nghỉ giải lao, thời gian nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động. Tùy vào tính chất công việc, người sử dụng lao động quy định các đợt nghỉ giải lao và thời gian nghỉ giải lao tại nội quy lao động.

Thời gian nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao có được tính vào thời gian làm việc không?

Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật lao động 2019 mà Y&P đã nêu trên thì nếu người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Trong đó, ca làm việc và tổ chức ca làm việc được quy định tại Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca

1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

2. Tổ chức làm việc theo ca là việc bố trí ít nhất 02 người hoặc 02 nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc, tính trong thời gian 01 ngày (24 giờ liên tục).

Như vậy, theo những quy định trên thì trường hợp doanh nghiệp tổ chức cho người lao động làm việc 8 giờ/ngày từ 08h30 đến 17h30 là làm việc theo thời giờ làm việc bình thường mà không phải làm việc theo ca liên tục, do đó thời gian Nghỉ giữa giờ của người lao động không được tính vào thời gian làm việc.

Thời gian nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao có được tính vào thời gian làm việc không

Thời gian nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao có được tính vào thời gian làm việc không  (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, đối với thời gian Nghỉ giải lao, theo quy định tại Khoản 2, Điều 58, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian nghỉ giải lao theo tính chất của công việc được tính vào thời gian làm việc được hưởng lương.

Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

...

2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

Không cho người lao động nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao thì công ty bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người sử dụng lao động như sau:

Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần

1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ giữa giờ thì công ty có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 tùy theo số lượng người lao động mà công ty vi phạm.

Công ty luật tư vấn doanh nghiệp tại Vĩnh Phúc

Y&P Law firm tự hào là Công ty Luật tư vấn cho doanh nghiệp hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

💥Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

💥Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:

🔑6 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa...

🔑5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường...

🔑 Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Chúng tôi đặc biệt am hiểu về một số bộ quy tắc CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp), như RBA...

🎯Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.

Liên hệ ngay để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đến sự phồn thịnh và vinh quang!

Bài viết tham khảo:

KHI NÀO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

CÔNG TY CÓ ĐƯỢC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ Ý NGHỈ VIỆC 5 NGÀY LIÊN TIẾP KHÔNG?

QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

NTTT

HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc