Hiện nay, việc người lao động tự ý nghỉ việc nhiều ngày liên tiếp mà không thông báo trước và không có sự đồng ý của Công ty đang xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp vừa cho đến các doanh nghiệp lớn. Việc người lao động nghỉ việc tự do như vậy cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy trong những trường hợp như vậy thì công ty có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động (“HĐLĐ”) với người lao động hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Y&P chúng tôi.
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật lao động 2019
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là gì?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về HĐLĐ như sau: “HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”. Như vậy, có thể thấy HĐLĐ là sự thoả thuận giữa một bên là NSDLĐ có nhu cầu “mua sức lao động” với NLĐ có nhu cầu về việc làm, NLĐ cam kết tự nguyện làm việc cho NSDLĐ và chịu sự quản lý của NSDLĐ để có thu nhập; có sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa NLĐ và NSDLĐ.
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là vấn đề phức tạp, thường là nguyên nhân dẫn đến những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên. Theo đó, một bên trong quan hệ lao động tự ý chấm dứt HĐLĐ mà không cần có sự thỏa thuận hoặc đồng ý của bên còn lại. Như vậy, đơn phương chấm dứt HĐLĐ là hành vi pháp lý trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm chấm dứt quan hệ lao động với bên kia. Ý chí này được biểu hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định và phải được truyền đạt tới chủ thể đối tác mà không cần thiết phải được chủ thể đó chấp nhận.
Công ty có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày liên tiếp không?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động như sau:
“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên”
Như vậy, theo quy định trên trong trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày liên tiếp không có lý do chính đáng thì Công ty có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ.
Lưu ý: Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ này thì Công ty không phải báo trước cho NLĐ (căn cứ khoản 3 Điều 36 BLLĐ 2019).
Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý cho công ty thì khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ Công ty nên ban hành Quyết định đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong đó ghi rõ lý do và thời điểm chấm dứt HĐLĐ cho NLĐ. Quyết định này sẽ do người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền ký.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 45 Bộ luật lao động 2019 quy định về thông báo chấm dứt Hợp đồng lao động như sau:
“Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này”.
Như vậy, theo quy định này thì sau khi ban hành Quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ, Công ty phải gửi Quyết định này kèm theo Thông báo chấm dứt HĐLĐ cho NLĐ trực tiếp hoặc thông qua bưu điện (khuyến nghị chuyển thông qua hình thức báo phát để Công ty xác nhận được NLĐ đã nhận được Quyết định và Thông báo của Công ty).
Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động tự ý nghỉ việc quá 5 ngày không? (Ảnh minh họa)
Trách nhiệm của Công ty sau khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ
STT
|
Trách nhiệm
|
Căn cứ
|
1
|
Thanh toán tiền lương cho những ngày NLĐ chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm
|
khoản 3 Điều 113 BLLĐ năm 2019
|
2
|
Thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của NLĐ trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ
|
Khoản 1 Điều 48 BLLĐ 2019
|
3
|
Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu NSDLĐ đã giữ của NLĐ, Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do NSDLĐ trả…
|
Khoản 3 Điều 48 BLLĐ 2019
|
Lưu ý:
- Công ty không phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ trong trường hợp NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải (khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019).
- Công ty không phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ trong trường hợp NLĐ bị xử lý kỷ luật sa thải (khoản 1 Điều 47 BLLĐ 2019).
Văn phòng luật sư uy tín tại Vĩnh Phúc
Y&P Law firm tự hào là Văn phòng luật sư tư vấn lao động hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:
Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.
Bài viết tham khảo:
QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG TAI NẠN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
NTTL