Công ty không thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bồi thường hiện vật có vi phạm không? nếu có mức xử phạt là bao nhiêu?
Để biết thêm chi tiết về vấn đề này, mời quý bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Y&P Lawfirm.
Cơ sở pháp lý
- Luật an toàn vệ sinh lao động
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP
- Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH
- Thông tư 28/2016/TT-BYT
- Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH
- Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH
Người sử dụng lao động có phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động không?
Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ Khoản 4 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động quy định:
“Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
[…]”
Theo quy định này, việc khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp “Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật”
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 và Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT thì “Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.
Điều 6. Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Người lao động không thuộc Khoản 1 Điều này chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.”
Theo đó, Công ty không thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được xác định là hành vi vi phạm.
Người sử lao động có phải bồi dưỡng hiện vật cho người lao động không?
Điều kiện để bồi dưỡng hiện vật theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định Người lao động được hưởng bồi dưỡng hiện vật khi đáp ứng hai điều kiện:
- Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây:
- Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế.
- Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động).
Việc xác định các yếu tố này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ kết quả Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc (theo Điều 18 Luật an toàn vệ sinh lao động) để xem xét và đánh giá Người lao động đang làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thuộc trường hợp được bồi dưỡng hiện vật không. Nếu Người lao động thuộc trường hợp được bồi dưỡng hiện vật thì Công ty phải thực hiện bồi dưỡng hiện vật theo mức bồi dưỡng quy định tại Điều 4 Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH. Trường hợp không bồi dưỡng hiện vật sẽ được xác định là hành vi vi phạm.
(Người sử dụng lao động không thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì có vi phạm không?)
Xử lý hành vi vi phạm hành vi không thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bồi dưỡng hiện vật
1. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì sẽ bị phạt theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.”
Lưu ý: Mức phạt đối với Người sử dụng lao động là Công ty sẽ gấp đôi theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
2. Bồi dưỡng bằng hiện vật
Căn cứ Khoản 8 Điều 22 Nghị định 12/2022, nếu NLĐ thuộc trường hợp bồi dưỡng hiện vật mà Công ty không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hoặc bồi dưỡng bằng hiện vật thấp hơn mức theo quy định; trả tiền thay cho bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại thì bị phạt theo một trong các mức sau đây:
- Từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Mức phạt đối với Người sử dụng lao động là Công ty sẽ gấp đôi theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Đồng thời Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động khoản bồi dưỡng bằng hiện vật được quy thành tiền theo đúng mức quy định theo quy định tại Khoản 28 Điều 4 Nghị định 12/2022
Tại Y&P Lawfirm, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:
💥Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.
💥Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:
🔑4 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa...
🔑5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường...
🔑 Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..
Chúng tôi đặc biệt am hiểu về một số bộ quy tắc CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp), như RBA...
🎯Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.
Liên hệ ngay để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đến sự phồn thịnh và vinh quang!
Tham khảo thêm bài viết: