Trường hợp NLĐ nghỉ việc hoặc nghỉ việc không lương không báo trước thì NSDLĐ phải đóng bao % chi phí BHYT trong tháng đó? Để biết đáp án cho câu hỏi này mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới dây của Y&P Lawfirm “Quy định pháp luật đóng bảo hiểm y tế cho người lao động khi nghỉ việc”
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Công văn số 3881/BHXH-ST ngày 07/10/2016
Đối tượng Người lao động tham gia bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm y tế gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
- Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
- Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
- Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở
- Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở
(Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008)
Quy định đóng BHYT cho Người lao động khi nghỉ việc (Ảnh minh họa)
Quy định đóng bảo hiểm y tế Cho Người Lao Động khi nghỉ việc
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định NSDLĐ phải đóng chi phí BHYT là 4,5% trong tháng phát sinh NLĐ nghỉ việc (không phân biệt chấm dứt HĐ trái pháp luật hay đúng pháp luật) hoặc nghỉ việc không hưởng lương, trong đó:
- NSDLĐ đóng 3% mức lương tháng đó của NLĐ;
- NSDLĐ trích 1,5% lương tháng đó của NLĐ.
Theo Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về quản lý đối tượng như sau:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
Theo quy định này thì NSDLĐ chỉ không phải đóng BHYT cho NLĐ trong 2 trường hợp sau:
- Thứ nhất, NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
- Thứ hai, NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng
Ngoài hai trường hợp này ra thì khi NLĐ nghỉ việc hoặc xin nghỉ không hưởng lương, NSDLĐ vẫn phải đóng BHYT cho NLĐ trong tháng mà NLĐ nghỉ.
Căn cứ Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp với mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó:
- Người sử dụng lao động đóng 3%;
- Người lao động đóng 1,5%.
(Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Như vậy, trong mọi trường hợp phải đóng BHYT cho người lao động thì mức đóng BHYT mà NSDLĐ phải đóng là 3% tiền lương tháng mà NLĐ nhận được và trích 1,5% tiền lương tháng đó của NLĐ đóng cho Cơ quan BHXH.
NLĐ nghỉ việc không thông báo trước cho NSDLĐ (đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động) và nghỉ việc không hưởng lương không báo trước không thuộc một trong hai trường hợp NSDLĐ không phải đóng BHYT cho NLĐ nên NSDLĐ vẫn phải đóng BHYT cho NLĐ trong tháng NLĐ nghỉ và phải đóng 4,5% chi phí BHYT theo quy định (trong đó NSDLĐ đóng 3%, NLĐ chịu 1,5%).
Theo khoản 2.1, mục 2 Công văn số 3881/BHXH-ST ngày 07/10/2016 của BHXH Việt Nam quy định như sau: "Khi có phát sinh tăng, giảm người tham gia BHYT, đơn vị phải kịp thời lập danh sách tăng, giảm gửi cơ quan BHXH theo mẫu quy định ... Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó".
Lưu ý cho NSDLĐ: khi NLĐ nghỉ việc thì Công ty phải ngay lập tức lập danh sách báo giảm lao động cho Cơ quan bảo hiểm trong tháng đó. Nếu Công ty lập danh sách báo giảm chậm thì Công ty phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm đó.
Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp tại Y&P Lawfirm
Tại Y&P, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:
💥Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.
💥Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:
🔑4 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa...
🔑5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường...
🔑 Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..
Chúng tôi đặc biệt am hiểu về một số bộ quy tắc CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp), như RBA...
🎯Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.
Liên hệ ngay để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đến sự phồn thịnh và vinh quang!
Bài viết tham khảo:
Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng phòng pháp chế thuê ngoài
Người lao động có bị cho thôi việc nếu không hoàn thành công việc được giao?