Hiện nay, trong các doanh nghiệp xảy ra nhiều trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với doanh nghiệp trái với quy định của pháp luật về thời hạn thông báo trước khi chấm dứt Hợp đồng, tự ý nghỉ việc không báo trước,…….Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành thì khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường các thiệt hại phát sinh. Trong phạm vi bài viết "Thủ tục yêu cầu người lao động bồi thường khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật" dưới đây, Y&P sẽ cung cấp cho quý bạn đọc hiểu rõ về trình tự, thủ tục để Công ty có thể yêu cầu Người lao động bồi thường khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật.
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động 2019
1. Người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật là gì?
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Lao động 2019, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
“1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy, NLĐ vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
2. Thủ tục yêu cầu Người lao động bồi thường khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái luật
Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ không thông báo trước cho Công ty số ngày báo trước theo quy định của pháp luật thì được xem là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (Điều 39 BLLĐ 2019).
Căn cứ Điều 40 Bộ Luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật như sau:
Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
|
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước và phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo. Do đó, ngoài khoản bồi thường nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước mà NLĐ phải thanh toán cho Công ty thì Công ty xác nhận xem có đào tạo nghề cho NLĐ này không để yêu cầu NLĐ hoàn trả thêm cả chi phí đào tạo.
- Về trình tự, thủ tục yêu cầu NLĐ bồi thường tiền lương
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục yêu cầu NLĐ bồi thường cho Người sử dụng lao động. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tính pháp lý cho Công ty thì Công ty nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Sau khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với Công ty thì Công ty ban hành Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động trong đó ghi rõ lý do và thời điểm chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Quyết định này sẽ do người đại diện theo pháp luật của Công ty hoặc người được ủy quyền ký.
Bước 2: Ban hành Thông báo chấm dứt Hợp đồng lao động bằng văn bản (Điều 45 Bộ luật lao động 2019) trong đó Công ty nêu rõ các nội dung sau:
- Yêu cầu NLĐ bồi thường nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
- Tính toán và xác định cụ thể số tiền mà NLĐ phải bồi thường cho Công ty do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
- Thời hạn NLĐ phải bồi thường cho Công ty: 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ (khoản 1 Điều 48 Bộ luật lao động 2019)
Ngoài ra để đảm bảo NLĐ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì Công ty có thể bổ sung thêm nội dung trong thông báo như sau: Yêu cầu NLĐ thực hiện đúng nghĩa vụ trong thời hạn Công ty đã thông báo, trường hợp NLĐ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì Công ty sẽ thực hiện các biện pháp pháp lý để đảm bảo quyền lợi cho Công ty.
3. Văn phòng luật sư uy tín tại Vĩnh Phúc
Y&P Law firm tự hào là Công ty Luật tư vấn cho doanh nghiệp hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:
Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.
Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:
6 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa...
5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường...
Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..
Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.
Bài viết tham khảo:
KHI NÀO NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
CÔNG TY CÓ ĐƯỢC SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ Ý NGHỈ VIỆC 5 NGÀY LIÊN TIẾP KHÔNG?
QUY TRÌNH XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
CÔNG TY CÓ ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ Ý NGHỈ VIỆC 5 NGÀY LIÊN TIẾP KHÔNG?
#NTTL